Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

TỪ ĐIỂN PHẬT HỌC

Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Ý NGHĨA CỦA TỪ KHOÁ NHƯ SAU:

có nghĩa là:

(河伯): tên gọi của vị Thủy Thần ở Hoàng Hà (黃河) trong truyền thuyết thần thoại Trung Quốc. Về lịch sử, tên ban đầu của Hà Bá là Băng Di (冰夷), Bằng Di (馮夷), Hà Thần (河神), Vô Di (無夷). Tên gọi Hà Bá phát xuất từ thời Chiến Quốc (戰國, 403 hay 453-221 ttl.), truyền thuyết không thống nhất với nhau. Vì Hoàng Hà thường lũ lụt, gây tai họa khôn xiết, cho nên người ta cho rằng tính tình của Hà Bá cũng hung bạo. Thần thoại kể rằng Hậu Nghệ (后羿) đã từng dùng tên bắn vào mắt trái Hà Bá. Do vì ông có uy lực không thể lường, nên từ xưa đã có tập tục xấu “Hà Bá Thú Phụ (河伯娶婦, Hà Bá Cưới Vợ)”, lấy đó để cầu được bình an, không hoạn nạn. Về truyền thuyết “Hà Bá Thú Phụ (河伯娶婦, Hà Bá Cưới Vợ)”, dưới thời đại Chiến Quốc, Tây Môn Báo được phái đến Nghiệp Thành (鄴城, nay thuộc Huyện Lâm Chương [臨漳縣], Tỉnh Hà Bắc [河北省]) làm quan huyện. Khi đến nơi thì không bóng người qua lại, cả ngày hoang vắng, bèn hỏi xem thử nguyên do vì sao. Có một lão già tóc bạc phơ bảo rằng đó là do vì chuyện Hà Bá cưới vợ gây nên náo loạn như vậy. Hà Bá là thần của sông Chương, hằng năm đều phải cưới một cô nương xinh đẹp. Nếu như không đem cống nạp, tất sông Chương sẽ phát sinh lũ lớn, làm cho ruộng đất, nhà cửa đều ngập trong biển nước. Nghe vậy, Tây Môn Báo biết rằng đây là câu chuyện bịa đặt của tên tham quan nào đó để xách nhiễu lòng dân. Đợi đến ngày Hà Bá Cưới Vợ năm sau, ông đến ngay tại hiện trường quan sát. Ông phát hiện con quan lớn nhỏ cùng với mấy bà đồng bóng đội lốt thần quỷ cũng có mặt. Về sau, Tây Môn Báo (西門豹) nhà Ngụy không tin vào truyền thuyết đó, cấm tuyệt không cho thờ cúng, kêu gọi dân chúng làm cầu, ngăn đê, cuối cùng dứt được sự lo âu về thủy tai. Về truyền thuyết, Hà Bá có thân người đuôi cá, tóc trên đầu màu trắng bạc, tròng mắt có màu sắc rực rỡ như ngọc Lưu Ly. Tuy nhiên, ông là người nam, có vẻ đẹp dị thường, trên thân có mùi hương thơm ngát, mới nhìn thoáng qua khoảng không quá 20 tuổi. Trong Bão Phác Tử (抱朴子), Thiên Thích Quỷ (釋鬼篇), có giải thích rằng Băng Di đi qua sông, bị chết đuối, được Thiên Đế giao cho làm Hà Bá để quản lý sông hồ. Hay như trong Sưu Thần Ký (搜神記) quyển 4 có đoạn giải thích sự việc trên rằng: “Tống thời Hoằng Nông Bằng Di, Hoa Âm, Đồng Hương, Đê Thủ nhân dã, dĩ bát nguyệt thượng Canh nhật độ hà, nịch tử; Thiên Đế thự vi Hà Bá (宋時弘農馮夷、華陰潼鄉隄首人也、以八月上庚日渡河、溺死、天帝署爲河伯, vào niên hiệu Hoằng Nông nhà Tống, có Bằng Di, người Đê Thủ, Đồng Hương, vùng Hoa Âm, nhân qua sông vào ngày Canh đầu tháng 8, bị chết đuối; Thiên Đế phong cho làm Hà Bá).” Trong tác phẩm Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō No. 2122) quyển 75 của Phật Giáo cũng có cùng nội dung tương tự như vậy. Cũng có thuyết cho rằng Hà Bá dùng 8 thứ đá (xưa kia các Đạo gia dùng 8 loại nguyên liệu bằng đá để luyện đơn, gồm Chu Sa [硃砂], Hùng Hoàng [雄黃], Thử Hoàng [雌黃], Không Thanh [空青], Vân Mẫu [雲母], Lưu Huỳnh [硫黃], Nhung Diêm [戎鹽], và Tiêu Thạch [硝石]) và thành thần, như trong Sơn Hải Kinh Hải Kinh Tân Thích (山海經海經新釋) quyển 7 có giải thích: “Bằng Di, Hoa Âm, Đồng Hương, Đê Thủ nhân dã, phục bát thạch, đắc Thủy Tiên, thị vi Hà Bá (馮夷華陰潼鄉隄首人也、服八石、得水仙、是爲河伯, Bằng Di, người Đê Thủ, Đồng Hương, vùng Hoa Âm, dùng tám loại đá, thành Thủy Tiên, đó là Hà Bá).” Vị thần này còn có tên gọi khác là Hà Bá Sứ Giả (河伯使者), như trong Thần Dị Kinh (神异經), phần Tây Hoang Kinh (西荒經) có câu: “Tây hải thủy thượng hữu nhân, thừa bạch mã chu liệp, bạch y huyền quan, tùng thập nhị đồng tử, sử mã Tây hải thủy thượng, như phi như phong, danh viết Hà Bá Sứ Giả (西海水上有人、乘白馬朱鬣、白衣玄冠、從十二童子、駛馬西海水上、如飛如風、名曰河伯使者, trên mặt nước biển Tây có người cỡi con ngựa trắng, bờm đỏ, mặc áo trắng, đội mũ đen, cùng với mười hai đồng tử, cỡi ngựa trên mặt nước biển Tây, bay nhanh như gió, tên là Hà Bá Sứ Giả).” Tên gọi Kappa ở Nhật cũng xuất phát từ nguyên ngữ này. Nó đồng nghĩa với Hà Tông (河宗). Tín ngưỡng Hà Bá cũng rất thịnh hành ở Việt Nam; cho nên tục ngữ Việt Nam thường có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá.” Truyền thuyết của Hà Đồng (河童) vốn phát xuất rất sớm từ vùng thượng du của lưu vực Hoàng Hà; xưa kia gọi là Thủy Hổ (水虎), hay Hà Bá. Về truyền thuyết của Hà Đồ, khi vua Đại Vũ (大禹) quản lý Hoàng Hà, có 3 báu vật là Hà Đồ (河圖, Bản Đồ Sông Nước), Khai Sơn Phủ (開山斧, Búa Mở Núi) và Tỵ Thủy Kiếm (避水劍, Kiếm Tránh Nước). Truyền thuyết cho rằng Hà Đồ do vị Thủy Thần là Hà Bá trao cho vua Đại Vũ. Vua phục nghi (伏羲) quan sát rất kỹ lưỡng đối với sự hưng suy của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, thời tiết, khí hầu, cây cỏ, v.v. Có hôm nọ, bỗng nhiên giữa Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (龍馬), ông thấy chấn động tâm thần, tự thân cảm xúc được sự linh thiêng của trời đất, tự nhiên. Nhà vua phát hiện trên thân con ngựa có đồ hình, rất tâm đầu ý hợp với ý tưởng về quá trình quán sát vạn vật. Phục nghi đi qua thân con ngựa, quan sát thật kỹ, vẽ ra đồ hình Bát Quái (八卦). Từ đó, đò hình trên thân con ngựa kia được gọi là Hà Đồ. Trong Sơn Hải Kinh (山海經) có giải thích rằng: “Phục Nghi đắc Hà Đồ, Hạ nhân nhân chi, viết Liên Sơn (伏羲得河圖、夏人因之、曰連山, Phục Nghi có được Hà Đồ, người Hạ nhân đó gọi là Liên Sơn).” Ngay như Kinh Quái (經卦) của Phục Nghi cũng xuất phát từ nguồn gốc hiện tượng thiên văn, có căn nguyên từ Hà Đồ. Trong bài Cửu Ca (九歌) của Khuất Nguyên (屈原, 340-278 ttl.) cũng có thiên viết về Hà Bá.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Từ điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

TÌM KIẾM CÁC TỪ KHOÁ KHÁC: