Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

TRUYỆN CÁC VỊ TỲ KHEO NI

Giảng giải: Sa Môn Bảo Xướng, Đời Lương
 

TRUYỆN NI SƯ KHANG MINH CẢM

Ở CHÙA KIẾN PHÚC
 

Ni Sư họ Chu, người Cao Bình. Lúc chưa xuất gia, Ni Sư tu theo Kinh Đại Thừa. Một hôm, Ni Sư bị tên cướp bắt giữ, hắn muốn ép làm vợ. Ni Sư phải chịu nhiều khổ sở, thề không chịu nhục, nên bị đày đi chăn dê suốt mười năm.

Ni Sư rất muốn về thăm quê hương, nhưng không biết đường đi, nên thường nghĩ đến Tam Bảo và mong được xuất gia.

Ngày nọ, gặp một vị Tỳ kheo, Ni Sư liền xin thụ năm giới và được vị Tỳ kheo trao cho quyển Kinh Quán Thế Âm.

Nhận được Kinh, Ni Sư tụng trì suốt ngày đêm không nghỉ, cầu mong được về đến nhà để xây Tháp năm tầng. Không dằn được nỗi lòng, Ni Sư đành bỏ trốn, đi về phía đông. Hoàn toàn không biết đường đi, Ni Sư phải trèo đèo lội suối suốt ngày đêm.

Đi thẳng đến một ngọn núi, Ni Sư thấy có con hổ vằn chỉ cách Ni Sư vài bước. Lúc đầu, Ni Sư vô cùng sợ hãi.

Nhưng chốc lát nhiếp niệm lại, quyết tâm đi tiếp theo sau hổ, trải qua nhiều ngày thì đến được Thanh Châu. Khi sắp vào thôn xóm, hổ bỗng nhiên biến mất.

Vào làng, Ni Sư lại bị Minh Bá Liên bắt giữ, nên viết thư gửi về nhà để chồng con đến chuộc về. Sau khi về nhà, bị gia đình ngăn cản, chí nguyện chưa thành tựu, nên Ni Sư rất buồn khổ.

Từ đó, Ni Sư nỗ lực không ngừng suốt ba năm ròng, dốc chí thiền định, giữ gìn các học giới, nếu có lỡ phạm thì sám hối trong nhiều ngày, chủ yếu thấy được tướng tốt mới thôi.

Các tướng tốt như là thấy mưa hoa, hoặc nghe tiếng nói giữa hư không, hoặc thấy hình Tượng Phật, hoặc đêm mộng thấy điềm lành… năm tháng trôi qua, công phu tu tập càng thuần thục, rất nhiều nam, nữ ở vùng phía bắc Trường Giang đến nương tựa Ni Sư và kính thờ như bậc thầy.

Mùa xuân niên hiệu Vĩnh Hòa thứ tư 348, đời Tấn, Ni Sư cùng với mười vị như Tuệ Trạm v.v… vượt qua Trường Giang, đến vùng đất của quan tư không tên là Hà Sung.

Vừa gặp Ni Sư, ông Sung vô cùng kính trọng. Lúc đó, ở Kinh Đô chưa có Chùa Ni, ông Sung sửa nhà riêng của mình thành Chùa, rồi cúng dường Ni Sư.

Ông ta hỏi Ni Sư: Nên đặt tên Chùa là gì?

Ni Sư trả lời: Ngày nay, nước Tấn mới có đủ bốn bộ chúng, Chùa Chiền do Đàn Việt xây cất đều nhằm tạo phúc nghiệp, nên đặt tên là Kiến Phúc Tự. Thế là ông thuận theo lời Ni Sư. Về sau, Ni Sư bị bệnh trong thời gian ngắn, rồi qua đời.

***