Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

TRUYỆN CÁC VỊ TỲ KHEO NI

Giảng giải: Sa Môn Bảo Xướng, Đời Lương
 

TRUYỆN NI SƯ ĐÀM BỊ

Ở CHÙA VĨNH AN
 

Ni Sư họ Đào, người Kiến Khang, Đan Dương. Từ nhỏ, Ni Sư đã có lòng tin trong sạch, muốn tu học chánh pháp. Vì không có anh em, chỉ một mình sống với mẹ, nên Ni Sư hết lòng phụng dưỡng mẹ, bà con xóm làng ai cũng khen ngợi.

Vào tuổi thành niên, có người đến dạm hỏi, nhưng Ni Sư không bằng lòng. Người mẹ chiều ý con mình, nên cho phép xuất gia. Ni Sư giữ giới hạnh rất tinh nghiêm, ngày đêm không lười mỏi. Mục đế đời Tấn kính trọng Ni Sư, lấy lễ mà đón tiếp.

Vua thường ca ngợi: Càng nhìn lâu, thấy Ni Sư càng đẹp.

Vua nói với Chương hoàng hậu họ Hà: Kinh đô này ít có vị Tỳ Kheo Ni nào đẹp như Đàm Bị!

Đến Niên hiệu Vĩnh Hòa thứ mười 354, Hoàng Hậu cho xây Chùa ở làng Định Âm để cúng dường Ni Sư, đặt tên là Vĩnh An nay là Chùa Hà Hậu.

Ni Sư hóa độ chúng sinh với tâm khiêm hạ, chưa từng tỏ vẻ kiêu căng hay xem thường người khác. Nhờ vậy, danh tiếng ngày càng vang xa, mọi người xa gần tấp nập kéo về, trong đó có khoảng ba trăm người theo làm đệ tử Ni Sư.

Niên hiệu Thái Nguyên thứ hai mươi mốt 396, Ni Sư viên tịch, thọ bảy mươi ba tuổi. Đệ tử Đàm La tinh thông Kinh Luật, tài nghệ khéo léo, là người được thừa kế sự nghiệp của Ni Sư, lại xây Tháp bốn tầng, giảng đường, phòng ốc và dựng điện thờ Tượng Phật nhập Niết Bàn cùng bảy Đức Phật đời quá khứ.

***