Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM

Giảng giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

LỄ THỨ MƯỜI MỘT
 

Nhất tâm quán lễ, Phật do tâm sanh, tâm tùy Phật hiện, tâm ngoại vô cảnh, toàn Phật thị tâm, cảnh ngoại vô tâm, toàn tha tức tự, hồng danh chánh chương tự tánh, Tịnh Độ phương hiển duy tâm, cảm ứng đạo giao, hô ứng đồng thời, thập vạn ức trình, khứ thử bất viễn, tâm tác tâm thị, A Di Đà Phật. 

Nam Mô A Di Đà Phật xưng ba lần, một lạy.

Nhất tâm quán lễ, Phật do tâm sanh, vừa rồi chúng ta nói Phật A Di Đà là xuất gia, bao nhiêu năm thành tựu, đã thành Phật A Di Đà rồi. Một câu chỗ này nói Phật do tâm sanh.

Phật là từ đâu đến chứ?

Phật chính là do trong tâm của chư vị sanh ra đấy, chư vị đây. Niệm Công chỉ qua chúng cư sĩ đang ngồi nghe giảng trước mặt, nói, trong tâm chư vị sanh ra đấy.

Câu này có rất nhiều người sau khi nghe rồi, thì họ rất khó lý giải, thì họ nói, nếu như khi nói như vậy, thì tôi đã đánh mất tâm cung kính đối với Phật rồi, Phật lại là tôi sanh ra à?

Cái tâm này nha, ý nói là bổn tâm của chúng ta nha. Cái tâm này chính là lúc Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo đã nói, nhất thiết chúng sanh giai cụ Như Lai trí tuệ đức tướng, tất cả chúng sanh họ đều có trí tuệ giống với Như Lai, công đức giống với Như Lai.

Thế thì cái công đức này của chúng ta ở đâu chứ?

Chúng ta đã là trí tuệ công đức của Như Lai, thế vậy rất nhiều kinh đều do ta nói, ta còn phải nghĩ nữa, cũng phải xem nữa?

Không cần mà. Thế thì chỗ này nói là cái chân ngã kia, cũng nói là chân tâm đấy. 

Do đó chúng ta duy nhất một đại sự, nói một cách thô thiển, liễu sanh tử, không muốn sanh tử luân hồi, luân hồi quá khổ rồi, phải cứu độ chúng sanh, hơn nữa nói, chúng ta cảm thấy là một sự việc lớn nhất, chúng ta bổn lai thị Phật, mà chúng ta hiện tại chỉ giới hạn ở một tình huống như thế này, chúng ta tình huống này là không can tâm mà.

Cho nên phải khôi phục đấy, khôi phục đến bốn lai của chính mình nha, chỗ này thì càng sâu hơn một bậc rồi. Người có thể hiều được ý nghĩa này thì rất ít rồi.

Chúng ta bổn tâm của chính mình là công đức gì?

Thập pháp giới đều là tự tâm lưu xuất ra.

Thập pháp giới, lục chính là lục đạo, lục chủng mà: Trời, Tu La, người, súc sanh, quỷ, địa ngục, lục chủng, A La Hán, Duyên Giác, Bích Chi Phật, Bích Chi Phật chính là Duyên Giác, thêm hai loại, thì tám loại rồi, Bồ Tát thì chín loại rồi, thập pháp giới, thêm Phật vào chính là thập chủng.

Mười loại này, mười cái pháp giới này đều tùng nhất tâm sở sanh, đều sanh từ cái tâm của từng vị một, từng vị một, cho nên Phật chính do tâm sanh đấy. Mỗi một vị đây là từ trong tự tâm lưu hiện xuất ra mười pháp giới, tất cả Phật cũng là trong tự tâm lưu xuất đấy. 

Chỗ này có thể làm một cái thí dụ, chúng ta dùng nước để thí dụ cái chân tâm này, cái chân tâm này của chúng ta cũng chính là pháp thân của Phật.

Pháp thân của Phật mười phương không phải là hai, thì giống như là nước, thái bình dương, đại tây dương của chúng ta, đại dương các loại, biển các loại, sông lớn các loại, đây không đều là nước sao?

Cái nước này dùng để thí dụ pháp thân, cũng thí dụ bổn tâm chính chúng ta nha. Nước này vừa động thì sanh ra sóng rồi, sóng thì có các loại tình huống khác nhau.

Nước đều là một loại, nước đều là hydro hai oxy, không có hai dạng nha, bất kể nước này của chư vị ở đâu, bên trong nó có tạp chất, tạp chất không phải nước, đã nói là tạp chất, tạp chất thì không phải nước, nước chính là Hydro hai Oxy H2O, không có thứ khác.

Thế nhưng gió lớn, gió nhỏ, phạm vi dùng của nước thì không giống nhau, tướng cũng không giống nhau, dụng cũng không giống nhau. Xuy trứu nhất trì xuân thủy, cái sóng nhỏ này rất đáng yêu nha, nhưng sóng to gió lớn rất đáng sợ nha.

Nước có thể tưới tiêu, nước có thể là nước lũ gây họa, cho nên dụng và tướng của nước thì hoàn toàn khác nhau rồi. Do đó thập pháp giới thì đều là tướng đấy, tướng chính là sóng được sanh ra do nước động mà.

Sanh ra sóng, nước thể ngập thuyền, nước có thể lật thuyền, sóng là từ trên sự tướng không giống nhau, sóng động đấy, thì hoàn toàn khác nhau, nhưng mà bất kể cái sóng đó làm ngập thuyền, hay là sóng đó làm lật thuyền, nó vẫn chính là hydro hai oxy nha, vẫn chính là nước đó đấy, nó không có sai biệt nha, nếu một ví dụ như vậy để nói rõ.

Vì thế chúng ta phải biết, tất cả hết thảy đây đều là từ tự tâm, đều là từ pháp tánh, có thể gọi là pháp tánh, có thể gọi là diệu minh chân tâm, có thể gọi là Phật tánh, gọi là pháp thân, đây là tên gọi khác nhau cho một sự việc, đều là từ bản thể này mà xuất hiện các loại sự tướng.

Cho nên Phật cũng là do cái tâm này sanh ra, Phật đã hiện ra tướng rồi, cũng đều là sóng, nhưng sóng này đều là do nước mà hình thành ra. Đây là một câu Phật do tâm sanh. 

Một câu bên dưới, tâm tùy Phật hiện.

Bổn tâm của chính chư vị ở chỗ nào chứ?

Là hình dạng gì vậy?

Gần đây chỗ chúng ta, một người thường niệm Phật, đây chính là việc gần đây.

Mấy ngày nay tôi bảo anh ta đừng đến nữa, tôi nói: Chỗ chúng ta, chư vị lưu ở chỗ này, ông ta tạm thời đừng đến nữa.

Ông ta hai ngày nay lưng đau, hôm qua đưa tin đến: Lưng đau, thì tôi dốc sức niệm chú rồi. Đau đó rất khó chịu, đây gọi là nghịch gia trì. Ngay cả cư sĩ tôn, ông ấy niệm niệm niệm niệm, ông ấy không có ngã tự kỷ rồi, không có tôi rồi, tìm tôi tìm không thấy rồi. Tìm tôi tìm không được rồi, cho nên đó đều là chân thật đấy, vô ngã chính là vô ngã.

Chư vị nhất định cho rằng có cái tôi, vậy đây là sự tình trong vọng tưởng của chư vị. Những việc như thế sau khi qua rồi, lưng hết đau rồi. Đừng nói là lưng đau nữa, bệnh có kinh khủng hơn đều có thể khỏe đấy.

Đây chính là sự việc mấy ngày nay. Vì vậy tất cả đây đều là tâm hiển hiện ra đấy. 

Thế nhưng tâm đem cho tôi xem thử, tâm của chư vị là dạng gì?

Sau khi Đạt Ma đến rồi, Thần Quang là nhị Tổ. Thần Quang là thông minh nhất, biết được rất nhiều đấy, nghiên cứu các lãnh vực, ngay cả giáo lý của ngoại đạo cũng nghiên cứu được rất sâu đấy. Ngài nghe thấy Đạt Ma đến, đi cầu pháp.

Nhìn thấy Đạt Ma đả tọa ở nơi đó, Ngài không dám quấy nhiễu. Trong sơn động rất lạnh, tuyết rơi, tuyết đã rất dày rồi, chân cũng chôn luôn, vẫn không dám động, vẫn cung cung kính kính mà đứng. Thật ra Đạt Ma đã biết.

Sau đó nhìn thấy Ngài thành khẩn như thế, thì hỏi Ngài: Ông đây làm gì vậy?

Ngài nói: Con cầu pháp đấy.

Đạt Ma nói: Cầu pháp là việc lớn, ông kiểu khinh mạn này có thể sao?

Ngài ở đây cung kính như vậy đứng ở đó, tuyết cũng ngập hết chỗ này, Ngài ấy còn nói Ngài khinh mạn.

Cũng chính là chứng minh cầu pháp thật là một việc lớn đấy.

Nên có tâm cung kính như vậy. Tùy theo tâm cung kính của chư vị đấy, pháp chư vị đạt được không giống nhau.

Lúc này nhị Tổ bèn rút đao mang theo ra, một đao chặt đứt cánh tay rồi, đặt cánh tay đó ở trước mặt Đạt Ma, bày tỏ tôi không tiếc gì thân mạng của tôi, tôi chỉ là vì pháp mà đến thôi. Nhưng một người đang khỏe mạnh, tự mình sau khi chặt đứt cánh tay thì Ngài đau lắm, Ngài vẫn là người phàm mà.

Ngài đau đấy, đau kinh khủng, tâm không an.

Ngài nói: Tổ Sư, tâm của con không an.

Đạt Ma bèn nói, đem tâm ra đây, lão Tăng sẽ cho ông. Đem tâm cho tôi, tôi sẽ an tâm cho ông thôi. Ngài không cách gì đem ra được mà, hơn nữa lúc Ngài tìm tâm, Ngài mới biết cái tâm này bất khả đắc. Cái này không phải là tâm, cái này không phải tiêu biểu cho chính mình.

Hiện tại khoa học chứng minh chư vị có thể cấy ghép tim của họ, thế thì sống tiếp nữa thì là chư vị hay là họ chứ?

Vẫn là chư vị mà.

Cho nên không có liên quan đến cái tâm này nha.

Dùng tim bằng nhựa, thế đấy bản thân họ chẳng hề biến thành người nhựa nha.

Không phải cái tâm này đâu.

Cái tâm bất khả đắc đấy.

Con có thể cảm nhận nỗi đau đó là tâm của con, thế nhưng Ngài bảo con tìm tâm, đem tâm ra, tìm không thấy đâu.

Ngài nói: Đã tìm tâm không thể có được. Ngài bảo con lấy tâm, con tìm tâm tìm không thấy.

Đạt Ma nói: Đã an tâm cho ông rồi. Để cho con an tâm ta đã an xong rồi, bởi do con tìm không thấy thôi.

Nhị Tổ khai ngộ rồi. 

Do đó cái tâm này nha, chư vị đây là bất khả đắc nha.

Trong bất khả đắc, nhưng mà ra làm sao vậy?

Chư vị đang niệm Phật, chư vị quán Phật, tưởng tượng như hoàng Kim Sơn, cao khỏi mặt biển, Phật đây hiện ra rồi.

Phật là sóng được hình thành từ nước của chư vị, chư vị đã nhìn thấy sóng này không phải đã nhìn thấy nước của chư vị rồi sao?

Đã hình thành sóng, thực thể của sóng thì cũng là nước đấy, thì cũng là tâm của chư vị thôi, cho nên tâm của chư vị đã hiện ra theo Phật rồi.

Vì thế hai câu nói này gộp đọc chung: Phật do tâm sanh, tâm tùy Phật hiện, hai câu nói này nói rõ tâm Phật không hai, bổn tâm của chúng ta và ông Phật được niệm không phải là hai.

Cho nên có người, người của Thiền Tông, có người không thâm nhập lý thể Tịnh Độ, họ phê bình Tịnh Độ, nói các ông là cầu pháp ngoài tâm, ông không tham lấy bổn tâm của ông, ông chạy đến mười vạn ức Phật Độ để bái một vị A Di Đà.

Họ không biết cái vị A Di Đà chính là bổn tâm, không ở ngoài tâm, tâm Phật không hai.

Tiếp theo thì nói rõ thêm điều gì?

Tự tha cũng không hai. 

Tâm ngoại vô cảnh, muốn nói cái nào là tâm? 

Nhìn thấy nước gì, đó đều là nước mà. Bất luận chư vị sóng lớn sóng nhỏ, không thấy sóng, chư vị thấy nước, vậy đều là nước đấy, hoàn toàn là nước đấy. Sóng, không nổi gió, thì sóng không có. Cho nên ngoài tâm ra thì không có cảnh, tất cả cảnh đều là tâm, tất cả sóng đều là nước.

Đã bên ngoài không có cảnh, đều là nước, thì không có sóng, đều là nước, thế ông Phật con sóng này cũng là nước mà. Phật con sóng này chính là nước, thế thì toàn Phật thị tâm, Phật toàn bộ đều chính là bổn tâm của chúng ta, câu nói này chính là cái ý nghĩa này. Vì vậy như thế mà niệm Phật, công đức này đã tăng thêm rồi.

Không phải giống có người nói, tôi một niệm như vậy thì được rồi, không có khởi tâm cung kính, thực ra có thể như thế này thì là cung kính hơn rồi. Chỗ này là nhìn như vậy từ nước, vậy không có sóng, toàn là nước. Phật, đã như vậy, người cũng là nước, cũng chính là tâm.

Thế nhưng chư vị muốn nhìn từ trên sóng, nhìn thấy sóng rồi, rời không khỏi sóng, chư vị muốn đi tìm nước, tìm được không?

Trên đất liền không có sóng.

Trên đất liền không có sóng làm gì có nước chứ?

Do đó, chư vị cái gọi là cảnh chính là sóng do nước sanh ra, rời khỏi cái sóng này rồi thì không có nước luôn. Lúc chư vị nhìn thấy sóng, thực tế chư vị đã nhìn thấy chính là nước. Bởi vì chư vị hiện tại là trong lúc loạn động, chư vị không biết nó là nước thôi, chư vị chỉ cảm thấy nó là sóng.

Vạn tượng sâm la, kỳ thực đều là tự tâm của chư vị đấy. Vì thế nhất thiết giai thành Phật. Tất cả đều là Phật thì bình đẳng rồi, thì không có nào là đây kia, nào là đủ loại, tất cả cũng đều là chính mình thôi. 

Cảnh ngoại vô tâm. Cảnh ngoại vô tâm, cho nên Thế Giới Cực Lạc và Phật A Di Đà của Thế Giới Cực Lạc, đây là thuộc về ngoài tự, đạo Phật xưng gọi tha.

Toàn tha tức tự, trọn cả tha thì đều là tự mình đấy, chỗ này danh xưng trong Phật Học gọi là tự tha không hai phía trên là tâm và Phật không hai, chỗ này gọi tự mình và Phật không hai. Cho nên Tịnh Độ Tông xưng là tha lực phái, quả giáo môn, bên dưới còn phải giảng, đây là chỗ không giống với các pháp môn khác.

Dựa vào tha lực, cho nên họ mang nghiệp có thể vãng sanh, là có thể dựa vào tha lực, nguyện lực của Di Đà, tha lực, cho nên là tha lực phái. Quả giáo môn, là bắt tay từ trên quả thực thành quả, không phải bảo chư vị bắt tay từ địa, là bắt đầu từ ăn màn thầu chỗ này đây.

Chư vị phải bắt đầu từ chọn giống, khai khẩn, từ khai hoang chỗ đó, chư vị phải khai khẩn, sau đó phải trồng trọt cày cấy, phải đi lựa giống, phải đi đủ loại, phải đi trồng, bón phân, nhặt mầm đủ loại, sau đó lại đi cắt, sau khi cắt xong phải đập, sau khi đập xong phải mài, sau khi mài xong chưng màn thầu, mới có thể đến bên miệng, chư vị phải bắt đầu từ chỗ khai khẩn đó đấy, trước tiên thì phải như vậy.

Thế nhưng quả giáo phái họ là bắt đầu từ ăn màn thầu chỗ này, màn thầu cho chư vị rồi, chỉ cần chư vị tự mình phải nhai, việc này không ai làm thay chư vị. Niệm Công giảng đến chỗ này, lớn tiếng cười sảng khoái. Cho nên quả giáo phái nha, đây là giáo phái thành quả, tha lực môn đấy. Vì vậy toàn tha tức tự, tha toàn bộ cũng chính là tự mình, tự tha cũng không hai đấy.

Trọn cả Duy Ma Cật Kinh là nói bất nhị pháp môn, tất cả đều không hai. Do đó có đối đãi, đối đãi nhất định mâu thuẫn. Mâu thuẫn chính là sự việc của Thế Giới nhân loại chúng ta, mọi người đều đang đấu tranh đấy, mâu thuẫn thì phải đấu tranh.

Mâu thuẫn là bên đối lập, tuy rằng nói bên thống nhất, thống nhất được không có nhiều nha. Chỗ này là triệt để thống nhất rồi, phía đối lập chỉ là một, thống nhất triệt để rồi. 

Hồng dương chánh chương tự tánh, vì thế chư vị đang niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, không phải ngoài tâm đi cầu một cái pháp gì, giống như có số người khác nha, cầu thần nào đó phù hộ.

Chư vị thì ngoan ngoãn đi niệm một câu Phật này, hoặc là niệm chú của Bổn Tôn, chỗ này muốn nói thì đương nhiên là niệm Phật rồi, hồng danh rồi, chính là rõ ràng bổn tánh của chính chư vị đấy, gọi là tự tánh.

Tham Thiền chính là vì muốn tỏ tường tự tánh của chính mình mà, tham cứu tự tánh. Hiện tại chư vị niệm Phật chính là hiển minh tự tánh đấy, chỗ này Thiền và Tịnh cũng đã trở thành không hai rồi. 

Tịnh Độ phương hiển duy tâm, chỗ này lại thêm vào một câu, chỗ kia là nói đến danh đấy, chỗ này là nói đến Tịnh Độ.

Nói Tịnh Độ trang nghiêm, phải cầu sanh Tịnh Độ, đấy mới thật là duy tâm đấy, không phải từ ngoài tâm đi cầu pháp đâu, thuần túy là tự tâm. Tiếp theo cũng có, thác bỉ y chánh, hiển ngã tự tâm, mượn y báo, chánh báo của Thế Giới Cực Lạc, Phật Bồ Tát của Thế Giới Cực Lạc, quốc độ của Thế Giới Cực Lạc, để sáng tỏ bổn tâm của chính mình.

Nếu không bổn tâm của chính chư vị cuối cùng là dạng gì nào?

Đây có thể giúp chư vị biết một chút về tự tâm của chư vị, trang nghiêm như vậy mà. Cho nên Tịnh Độ cũng không giống như ngoại đạo thông thường, tôi muốn lên Trời nha, Thiên Cung nha. Đó là một nơi tốt, đi đến đó thì vĩnh hằng không chết.

Thiên Giới có Thần Tiên từ vô thủy, hoặc là Ngọc Hoàng Đại Đế, Ngài chủ quản tất cả, tự mình hoàn toàn là bị chủ quản, dạng này. Chúng ta nói, đến Thế Giới Cực Lạc, chỗ này tất cả tất cả đều là tự gia nha, Phật cũng là tự tâm sở hiện, quốc độ cũng là tự tâm sở hiện. 

Cảm ứng đạo giao, hô ứng đồng thời. Chúng ta hiện tại vẫn là chúng sanh, chúng ta đang cảm đấy, Phật thì đang ứng đấy.

Chúng ta đang niệm Phật, niệm Nam Mô A Di Đà Phật, chúng ta đang hô vậy, chúng ta đang hô gọi đấy. Thì giống như là hai cái tivi, chúng ta đang hô gọi, chúng ta niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, chính là chúng ta đang gọi đối phương đấy.

Nhưng đối phương chính là bản thân nha, cho nên tự niệm tự nghe đấy, tự mình thì tiếp nhận rồi, phát tin là tự mình chư vị, nhận tin vẫn là chính chư vị, chư vị tự nghe thấy rồi. Cho nên không có một chút ít khoảng cách gì. Cái gọi và đáp này là đồng thời, tự niệm tự nghe. Chư vị nói tự nghe, cũng chính là Phật nghe.

Tự mình đang niệm, đấy là hô, hô và ứng đồng thời, lúc chư vị niệm thì không phải đồng thời với lúc chư vị nghe được sao?

Không phải có trước có sau. Nam Mô A Di Đà Phật, lúc chư vị niệm, thì là lúc chư vị nghe, đây là đồng thời đấy. Cái đồng thời này lại là ý nghĩa thù thắng nhất. Hô ứng, khoảng giữa hô và đáp lại không phải là trải qua một quá trình đâu. 

Kỳ lạ lắm. Lúc chư vị hô chính là lúc đáp lại. Cho nên nhân quả đồng thời dùng hoa sen để biểu thị, luôn dùng hoa sen. Hoa sen không chỉ là ra khỏi bùn nhơ mà không nhiễm đâu, hoa sen còn có ý nghĩa thù thắng hơn, nó là hoa và quả đồng thời.

Rất nhiều loại vào lúc hoa nở không thể nhìn thấy quả, ví dụ, quả đào, lê, cánh hoa đều rụng hết, một chút mầm rất nhỏ mọc ra, sau đó lớn thành ra quả rồi, đúng lúc hoa nở thông thường không có quả.

Hoa sen chỉ cần một khi nở, chư vị nhìn đài sen nhỏ đó đang ở đằng kia, thì quả đó đang ở đằng kia rồi. Còn có, còn có loại là có hoa không có quả, có loại có quả không có hoa, quả không hoa.

Cái hoa sen này có hoa có quả, hơn nữa là hoa cũng nhiều, quả cũng nhiều, hoa có rất nhiều cánh, quả có rất nhiều hạt sen, quan trọng hơn là hoa và quả đồng thời.

Hoa và quả đồng thời, hoa tiêu biểu ở đây là nhân, quả thì tiêu biểu quả mà chư vị tu được, nhân chư vị trồng và quả chư vị có được là đồng thời, chư vị trồng nhân nhất định được quả.

Vì vậy chư vị đừng có hoài nghi nữa:

Tôi không biết đạt được báo tốt hay không?

Không biết đạt được quả tốt hay không?

Đó là tuyệt đối nha.

Quả đó đã xuất hiện rồi. Cho nên pháp môn này chính là nhân quả đồng thời đấy, hô ứng đồng thời đã biểu đạt nhân quả đồng thời. 

Thập vạn ức trình, mười vạn ức Phật Độ, chỗ này nói là sự, sự tướng, cho nên Thế Giới Cực Lạc cách chúng ta có mười vạn ức Phật Độ. Mười vạn ức Phật Độ, nhưng khứ thử bất viễn nha, đây là lời trong Quán Tịnh Kinh. Thập vạn ức Phật Độ, xa như vậy, Kinh nói khứ thử bất viễn.

Khứ thử bất viễn, chỗ này nói là lý rồi, bởi vì Thế giới ấy không ngoài tâm nha, vì thế cách đây không xa, đây chính là sự lý cũng không hai. Nói đó là sự, sự cũng chính là ngoài mười vạn ức Phật Độ, nói đến lý, cách đây không xa, lý sự đã viên dung rồi. 

Tâm tác tâm thị, tâm tác tâm thị chỗ này là lời của Quán Kinh: Thị tâm tác Phật, thị tâm thị Phật.

Hai câu nói này của Quán Kinh quan trọng đặc biệt.

Một đoạn thoại này toàn bộ là như vậy, Chư Phật Như Lai là thân pháp giới trong Quán Kinh, là pháp thân đấy, biến nhập nhất thiết chúng sanh tâm tưởng trung, thân của Phật đều nhập vào sự tưởng nhớ trong tâm của tất cả chúng sanh, do đó là khởi tâm động niệm của chư vị Như Lai tất tri tất kiến.

Cho nên không như điều khác, Như Lai đã ở trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh, trong tư tưởng của chư vị, Như Lai đều có thể khắp cả, Như Lai khắp tất cả xứ mà, đi vào khắp trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Khởi tâm động niệm trong tâm chư vị, Như Lai biết hết thấy hết nha.

Do đó chư vị muốn làm thiện, muốn làm gì gì, tất cả đây, những công đức này Như Lai đều biết nha, Như Lai đã gia bị đấy.

Vì thế về điểm này phải an tâm nha. Chư vị nói tôi muốn làm việc xấu, tôi có tội nghiệp, thế không quan trọng, Phật đều tha thứ đấy.

Phật nếu Ngài không tha thứ, thế vẫn được sao?

Cho nên Phật mới cứu độ nha, chính là thương xót mọi người đấy. Chư vị có một chút ít thiện, thì Phật gia bị, hộ trì, nhiếp thọ, giúp đỡ chư vị đấy. 

Thị cố nhữ đẳng tâm tưởng Phật thời, chư vị tất cả lúc trong tâm tưởng Phật, cái tâm này tức là ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp.

Chư vị lúc nghĩ đến Phật, tự chư vị cái tâm này chính là ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, đều đầy đủ rồi. Thị tâm tác Phật, vào lúc này cái tâm này đang làm ông Phật này, chư vị nghĩ Phật mà, chư vị nhất định tâm đang làm ông Phật này.

Bản thân cái tâm này của chư vị đấy, thị tâm, cái tâm này thì sao chứ?

Cái tâm này chính là Phật. Chư Phật chánh biến tri hải, tùng tâm tưởng sanh, từ trong tưởng niệm của tâm chư vị đã sản sinh ra.

Cho nên chúng ta khởi tâm đang niệm Phật, giữa những niệm niệm của chúng ta là niệm Phật, đây chính là thị tâm tại tác Phật, chư đang tu.

Cái tâm làm Phật này của chư vị thì bổn lai thị Phật, chúng ta vừa mới nói qua, tự chúng ta diệu minh chân tâm chính là Phật tâm, chính là pháp tánh.

Do đó thị tâm tác Phật, thị tâm thị Phật, tám chữ này tuy rằng rất đơn giản, nhưng vô cùng quan trọng, vô cùng sâu sắc. Thị tâm tác Phật chính là tu trì, cho nên chúng ta không thể tách khỏi tu trì.

Việc tu trì này tại sao có thể thành công?

Bởi vì chư vị vốn đã thế rồi.

Thị tâm thị Phật tiêu biểu cho bổn tánh của chư vị, thị tâm tác Phật là sự tu trì của chư vị, bổn tánh của chư vị vốn là như vậy, chư vị lại từ cái tâm này khởi lên để tu, làm sao không khôi phục được bổn lai của chư vị chứ?

Vì thế điểm này chính là tánh tu không hai đã nói trong Lời Tựa của chúng ta rồi, việc tu của chư vị và bổn tánh của chư vị là một việc. Làm Phật là cái tâm này, mà cái tâm này nó lẽ ra chính là Phật.

Sở tác, sở tác gì?

Sở tác chính là Phật, Phật chính là tâm.

Tâm đang làm, làm gì?

Là Phật, Phật chính là tâm. Cái tâm chính là tánh này, tánh ở đó làm Phật, thì ở chỗ đó tu, tánh và tu không phải hai việc. 

Cảnh trí nhất như, cũng là câu trả lời trong đoạn này rồi. Tất cả cảnh đây cũng chính là tâm, tâm chính là trí tuệ mà. Cho nên tâm, ban đầu cảnh giới này là một thứ ngu tối chậm chạp, Đại địa, sơn hà mà, những thứ cố định đấy, tâm thị trí tuệ, là vật sống động, đây không phải là hai vấn đề.

Vì vậy tự tánh, pháp tánh không phải hai sự việc, có lúc chúng ta trong lúc dùng từ đã nghiêng từ pháp tánh về vật vô tình, nghiêng tự tánh về hữu tình, đây là một chút phân biệt trong cách dùng từ mà thôi, trên thực tế, tự tánh và pháp tánh hàm chứa lẫn nhau.

Đoạn này thì nói rõ tất cả đều không hai, tâm và Phật không phải hai, tự và tha, mỗi chúng sanh chúng ta và Phật A Di Đà của Thế Giới Cực Lạc không phải hai, sự và lý cũng không phải hai việc, đó và đây không chướng ngại, thập vạn ức trình thì ngay trước mắt đấy. 

Từ trên sự mà nói là thập vạn ức trình, từ trên lý mà nói thì ngay trước mắt, khứ thử bất viễn đấy, sự và lý cũng đã viên dung rồi, sự và lý cũng đã không hai đấy, hơn nữa tánh và tu bất nhị, tất cả đây không hai.

Ở trong đoạn này đồng thời cũng hiển lộ ra, lúc nãy chúng ta nói Tịnh Độ chính là duy tâm, Hồng danh chính là bổn tánh hiển lộ ra, cũng đã chỉ Thiền Tịnh không hai.

Cho nên đoạn này chủ yếu để nói rõ Thiền Tông và Tịnh Độ, để phá cách nói: Có người nói Tịnh Độ Tông này của các ông là cầu pháp ngoài tâm, là kém đấy. Ở chỗ này nói, đạo lý mà hợp với Phật Pháp cao thâm nhất hoàn toàn là không chia rẽ, với Thiền Tông cũng không phải là hai tông phái. 

***