Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

TỊNH TU TIỆP YẾU BÁO ÂN ĐÀM

Giảng giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

LỄ THỨ HAI
 

Nhất tâm quán lễ, Cực Lạc giáo chủ, nhân địa văn pháp, tức phát Vô Thượng Chánh Giác chi tâm, trụ chân thật tuệ, thệ bạt cần khổ sanh tử chi bổn, khí quốc quyên vương. 

Hành tác Sa Môn, hiệu viết Pháp Tạng, tu Bồ Tát đạo, ư vô lượng kiếp, tích thực đức hạnh, sở phát thù thắng đại nguyện, tức giai viên mãn thành tựu, danh cụ vạn đức, Thanh Văn thập phương, tiếp dẫn Đạo Sư, A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật xưng ba lần, một lạy.

Sau Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, bái thứ hai thì bái A Di Đà Phật rồi. Đạo Sư hai Quốc Độ này, Phật Thích Ca Mâu Ni là Đạo Sư cõi này, Phật A Di Đà thì sao, Đạo Sư cõi kia. Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói chúng ta biết, Phật A Di Đà là nhân duyên gì, nguyện lực gì, sau đó khuyên bảo chúng ta đi đấy. 

Nhất tâm quán lễ, Cực Lạc giáo chủ, giáo chủ của Thế Giới Cực Lạc. Nhân địa văn pháp, tức phát Vô thượng chánh giác chi tâm, tại nhân địa, chúng ta thì là phải biết hữu nhân hữu quả, chúng ta ngày nay chính là ở nhân địa, chúng ta vẫn chưa có chứng quả, chúng ta đều là ở nhân địa, ở địa vị nhân này, không phải quả giác, địa vị của quả, tương lai đắc quả.

Tiếp đó có nhân quả đồng thời rất thù thắng, thật bất khả tư nghị. Thế nhưng ngày nay trước hết nói chúng ta là nhân địa.

Phật A Di Đà năm xưa, giáo chủ của Cực Lạc, lúc Ngài ở nhân địa, nhân địa Ngài là lúc nào?

Ngài là Quốc vương, Quốc vương này gọi là Thế Nhiêu Vương, thế là rất phong phú, nhiêu là giàu có, Thế Nhiêu Vương.

Lúc đó có Phật, Phật tên Thế Tự Tại Vương Như Lai, thời gian trụ thế rất dài. Vị Quốc vương này, Ngài lúc đó là nhân địa, Ngài nghe thấy Phật này thuyết pháp, chính là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp, thì Ngài không làm Quốc vương nữa.

Cho nên đạo Phật không phải chính giáo hợp nhất, đều là như vậy, đều là không cần vương vị nữa, không phải ta vừa làm Quốc vương, vừa làm người xuất gia. Quốc vị không cần nữa.

Ngài bèn xuất gia rồi. Sau khi xuất gia, pháp danh của Ngài gọi, tiếp đó đã nói, gọi là Pháp Tạng, Pháp Tạng Tỳ Kheo.

Nhân địa văn pháp, Ngài đã nghe Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp, thì đã phát tâm vô thượng chánh giác. Chánh giác chính là giác ngộ, giác ngộ vô thượng, chân chánh. Giác chính là bồ đề, bồ đề hai cái chữ này là Bodhi, là tiếng Ấn Độ.

Bồ đề là dịch âm của chữ, không có dịch ý nghĩa, chúng ta dịch thành giác chính là đã dịch ý nghĩa rồi, vì thế một cái là dịch ý nghĩa, một cái là dịch âm. Do đó bồ đề chính là giác, gọi là chánh giác.

Phát vô thượng chánh giác chi tâm chính là đã phát bồ đề tâm. Vì vậy chúng ta ngày nay cũng cần thiết phải từ từ phát khởi bồ đề tâm ra, chính là phát khởi tâm giác ngộ, phát khởi tâm Phật. 

Trụ chân thật tuệ, tâm Ngài trụ ở nơi nào?

Trụ ở trong trí tuệ chân thật.

Kinh Vô Lượng Thọ có ba cái chân thật, một cái là chân thật chi tế, khai hóa hiển thị bến bờ chân thật, bản tế theo Phật Học Đại Từ Điển: Bản tế chỉ biên tế sau cùng của cội nguồn, tức lý thể bình đẳng tuyệt đối của chân thật, một người là Pháp Tạng sau đó thì trụ chân thật tuệ, dũng mãnh tinh tấn, nhất hướng chuyên chí trang nghiêm Tịnh Độ, Ngài làm thế nào trang nghiêm Tịnh Độ vậy?

Trụ ở chân thật tuệ để trang nghiêm Tịnh Độ này, cho nên chân thật chi tế, chân thật chi tuệ, còn có một cái là chân thật chi lợi, Phật tại sao phải xuất hiện ở nơi đời?

Phật Thích Ca Mâu Ni là muốn cho chúng sanh lợi chân thật, lợi ích. Chúng ta ngày nay làm việc từ thiện, rất nhiều việc, muốn làm rất nhiều.

Chư vị hoặc là muốn làm nhà trẻ nè, viện dưỡng lão nè, đủ loại, có thể để chúng sanh có được lợi ích, thậm chí chư vị kêu họ một người cho anh ta mười ngàn đô la Mỹ, anh ta có thể sống được rất vui sướng.

Đây không phải là lợi chân thật của họ, sau khi thọ mạng anh ta hết rồi, anh ta vẫn lại phải luân hồi, tiến một bước, ác mộng này ở đằng sau vẫn vô cùng vô tận đấy.

Chư vị đối với họ không có giúp đỡ nha. Cho nên chúng ta phải cho họ lợi chân thật. 

Do đó ba cái chân thật, chân thật chi tế, chân thật chi tuệ, chân thật chi lợi, đây vì do bản hội tập của thầy Giáo Hạ xuất hiện ba cái chân thật này. Ba cái chân thật này, tôi đã giải thích rất nhiều ở trong đây, sự hỗ tương này là hô ứng.

Chính bởi vì chư vị đã khai hóa chân thật chi tế, bản thể của chân thật đã hiển lộ rồi, cho nên chư vị mới có thể lưu lộ ra trí tuệ chân thật, bởi vì chư vị có trí tuệ chân thật, chư vị mới có thể vì chúng sanh mưu cầu lợi ích chân thật.

Ngoài điều này ra, chư vị cũng có tâm tốt, cũng mong muốn mưu cầu lợi ích, chư vị làm được thành công hay không?

Sau khi làm được thành công, lợi ích này cuối cùng lớn bao nhiêu?

Cũng là rất khó nói. Lợi ích thật sự là triệt để, vĩnh hằng, chân thật, rốt ráo, do đó giúp chúng sanh đều thành Phật vậy là chân thật chi lợi. Lời văn này đã đơn giản rồi, ba cái chân thật nói ra một cái chân thật. Một cái chân thật nói ra rồi, trí tuệ là căn bản, đây là từ chân thật chi tế lưu xuất ra. 

Có chân thật chi tuệ, thì Ngài có thể đến nhổ bỏ cần khổ sanh tử chi bổn của chúng sanh.

Chúng sanh cái sanh tử là khổ đấy, cần khổ là gì?

Không thể kết thúc đấy, cái cần này thì nó không có dừng nghỉ, không có nghỉ ngơi, cứ mãi luôn, thường xuyên là khổ đấy. Cần khổ sanh tử ghê gớm, chết rồi chúng ta lại sanh, có một ngày dầu sao cũng phải chết, tôi thì gần một chút, chư vị còn xa một chút.

Sau khi chết rồi lại phải sanh, sau khi sanh rồi lại phải chết, thế thì không thể kết thúc đấy, vì thế cái này là cần khổ. Cần khổ sanh tử này nó có gốc rễ mà.

Ngài chính là phát cái tâm này đấy, Phật A Di Đà muốn vì tất cả chúng sanh nhổ bỏ hết thảy gốc rễ sanh tử. Chí hướng này lớn nha.

Do đó chúng ta cảm thấy, chư vị nếu thật sự tin Phật rồi, vì Phật làm một ít việc, kiếp người này của chư vị mới có ý nghĩa.

Nếu không thì có lỗi với lương thực hôm nay ăn, có không dễ nha. Đây là sự đau khổ của chúng sanh đấy.

Chư vị làm sao báo đáp chúng sanh đây?

Chỉ là hưởng thụ hà.

Những công việc mà chư vị làm, đối với chúng sanh tạo ra lợi ích lớn bao nhiêu?

Đặt một dấu hỏi thật lớn.

Truyền thụ một số học vấn, truyền thụ một số thứ, đều là không có tác dụng gì đối với bạt trừ sanh tử cần khổ chi bổn. Vì thế chính là nói, chúng ta chân chánh cũng phải giống Phật A Di Đà vậy, phát lên cái tâm lớn nha. 

Ở trong nhân địa, Ngài đã khí quốc quyên vương, Quốc Gia Ngài cũng đã nhường ngôi rồi, vương vị Ngài cũng xả bỏ rồi, không cần nữa. Quyên chính là vứt bỏ, đừng nói theo nghĩa quyên tặng, là vứt bỏ, vứt đi. Xuất gia làm Sa Môn, Sa Môn chính là phiên dịch âm.

Sa Môn và Hòa Thượng hai chữ này, Hòa Thượng cũng là tôn xưng, mọi người dùng loạn rồi, không thể tùy tiện xưng vậy.

Sa Môn cũng là đức hạnh rất cao, thức tâm đạt bổn danh viết Sa Môn, chư vị nhận biết bổn tâm của chư vị, chư vị đã đạt bổn tánh của chư vị, mới gọi là Sa Môn.

Chỗ này ý nghĩa này chính là nói, Ngài xuất gia làm Hòa Thượng rồi. Pháp danh của Ngài gọi là Pháp Tạng, danh hiệu là Pháp Tạng, về sau trong Kinh lại nhắc đến Pháp Tạng Tỳ Kheo, đó chính là tiền thân của Phật A Di Đà. 

Tu Bồ Tát đạo, Ngài đã phát tâm bồ đề, hạnh đã tu là hạnh Bồ Tát. Bồ Tát chính là lợi tha vi bổn, hành Bồ Tát đạo. Ư vô lượng kiếp, kiếp là thời gian rất dài, chữ này là danh xưng về thời gian. Chữ số này không có cách để nói rồi, lũy thừa bao nhiêu cái mười, không cách nào nói.

Chỉ có thể làm thí dụ, một tảng đá lớn bốn mươi mấy dặm, người Cõi Trời mặc loại sa hàng dệt mỏng nhẹ còn nhẹ hơn loại sa nhẹ, bao nhiêu năm xuống đây một lần, dùng sa này phết một cái, phết mãi đến khi mòn hết tảng đá này, thời gian này gọi một kiếp.

Chư vị thử nghĩ xem, thời gian bao lâu?

Một tảng đá mấy chục dặm, loại sa đó của người Cõi Trời, bao nhiêu năm xuống đây một lần, lấy sa này phết trên tảng đá một cái. Phết đi phết lại, phết tới phết lui, phết đến không còn tảng đá, mòn hết luôn, thời gian này gọi là một kiếp.

Cho nên thời gian là vô lượng kiếp, lại thêm vào bất giải thoát, thêm vào cần khổ sanh tử chi căn bổn nữa, vậy sau đó thì là không có kết thúc, thời gian này chư vị không có cách gì nghĩ ra.

Ngài chính là đã phát đại nguyện như vậy, Tỳ Kheo Pháp Tạng, ở trong vô lượng kiếp, kiếp số vô lượng, kiếp cũng là con số không rõ, đều đang tích thực Đức Hạnh. Cho nên chúng ta nói đại ân Đại Đức này, Phật là đã làm bao nhiêu đời, bao nhiêu việc đau khổ vì chúng ta đấy. Thời gian lâu dài như vậy đều ở trong đó tích đức nha, thực chính là trồng, tích đức, trồng đức.

Cứu độ mọi người đấy.

Do đó chúng ta ngày nay có thể ở đây cùng nghe, về pháp môn của Phật A Di Đà, đều là bởi vì chúng ta ở trong đời quá khứ, đã từng nhận được sự cứu độ của Phật A Di Đà, Phật A Di Đà đã có ân đối với chúng ta, chúng ta từng được Phật A Di Đà cứu, vì thế nay mới nghe thấy pháp này.

Chúng ta hoan hỷ, chúng ta mong muốn học. Do đó Tỳ Kheo Pháp Tạng vô lượng kiếp lai, tích thực đức hạnh, cứu độ chúng sanh đấy. 

Danh cụ vạn đức, A Di Đà Phật trong danh tự này bao gồm đức vô lượng. Chư vị xem, là vô lượng kiếp tích thực đức hạnh, trồng chủng chủng đức, như vậy mới thành Phật, do đó Phật này chính là vô lượng kiếp đều tích đức, bồi đức mà đạt được thành tựu. Vì thế danh tự này là do vạn đức thành tựu nên, trong danh tự này đã bao gồm vạn đức này, danh cụ vạn đức.

Thanh Văn thập phương, đệ thập thất nguyện của Phật A Di Đà, mong muốn tất cả Phật đều tuyên dương danh tự Phật A Di Đà. Cho nên chư vị xem cái Thế Giới này của chúng ta, Thích Ca Mâu Ni Phật đã tuyên dương danh tự của A Di Đà Phật.

Tôi nêu thêm một cái ví dụ cho chư vị, không biết chư vị chú ý đến hay không, bất kể chư vị là Đài Loan, nước Mỹ, Hong Kong, Đại Lục, người biết A Di Đà Phật rất nhiều, biết cái Thế giới của chúng ta, Bổn Sư của chúng ta, người biết Thích Ca Mâu Ni Phật, nghe thấy danh hiệu Thích Ca Mâu Ni ít.

Chư vị suy nghĩ thử xem, đây là học giả, giáo thọ, không nói tên, thì không biết là ai. Họ không biết Thích Ca Mâu Ni cái danh hiệu này, họ đều không quen thuộc. Thế nhưng A Di Đà Phật ngoài thập phương ức Phật Độ, chúng ta là bà già, trẻ nhỏ đều biết, à.

A Di Đà Phật!

Vui mừng rồi, A Di Đà Phật.

Mắng người cũng vậy, A Di Đà Phật.

Đều biết.

Đây không phải là việc ngẫu nhiên đâu.

Tại sao thầy giáo, hiệu trưởng trường của chính chư vị, chư vị không biết tên của họ, nước ngoài có hiệu trưởng của một trường học, không liên quan chút gì đến chư vị ngược lại chư vị lại biết?

Không thể nào, chư vị còn nhắc đến Ngài luôn, không thể nào, sự việc này là một việc không thể nào.

Sự việc không thể nào này tại sao lại xuất hiện?

Phật A Di Đà có cái nguyện mà, Phật A Di Đà nguyện Chư Phật mười phương đều tuyên dương danh tự A Di Đà, để chúng sanh mười phương đều nghe đến danh tự này. Chúng sanh mười phương đều ngưỡng mộ nơi này, niệm danh tự này, đều được vãng sanh Thế Giới Cực Lạc.

Do đó sự việc này là rất rõ ràng mà, không phải việc ngẫu nhiên đâu. Vì thế Thanh Văn thập phương. Vừa rồi lúc ở quốc độ này của chúng ta, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cũng chính là như vậy. 

Vì vậy Phật đã đến, Ngài là tiếp dẫn Đạo Sư. Bổn Sư của chúng ta là Phật Thích Ca Mâu Ni, mà Đạo Sư ở cõi nước kia là Phật A Di Đà, chúng ta đã thêm hai chữ tiếp dẫn vào trong danh tự của Phật A Di Đà.

Chúng ta chính là lúc lâm chung, nhờ vào nguyện lực của Phật, Ngài đến đón chúng ta đến Thế Giới Cực Lạc, không phải chúng ta tự mình có thể từ cái Thế giới này đi đến được nơi đó, mà là nhờ vào nguyện lực tiếp dẫn của Phật.

Đương nhiên cũng có, nếu như chư vị tu đến địa vị đồng đẳng với Bồ Tát, tự lực có thể vãng sanh, thế nhưng người đó là trong ức ức người khó mà có được một hai.

Thật sự chư vị có thể đạt được thượng phẩm sanh, Phật đến tiếp dẫn, đã là cực kỳ thù thắng rồi. Do đó Phật A Di Đà lại được xưng tiếp dẫn Phật, lại được xưng tiếp dẫn Đạo Sư.

Tiếp dẫn việc này, bên dưới có, thì tôi không lập lại nữa, về sau bổ sung thêm tiếp dẫn là ý nghĩa gì.

Khi đến cái lạy này thì phải lạy rồi, lạy này đã lạy Nam Mô A Di Đà Phật, cũng là ba tiếng một lạy. Sau khi niệm xong ba câu Phật thì đứng lên, đứng trở lại. Niệm là đứng niệm, lạy thì là một lạy, đây là đệ nhị bái. 

***