Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

THƠ NHẮC NHỞ

NGƯỜI NIỆM PHẬT

Giảng giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

TẬP NĂM

BÀI THỨ HAI

THÂM DIỆU THIỀN KỆ
 

Nguyên Văn:

Hữu đại phước đức thỉ niệm Phật

Phát bồ đề tâm tu Thập thiện

Phật thuyết vô thượng thâm diệu thiền

Thiển nhân đương tác thiển pháp khán

Tứ nghi trang nghiêm tam nghiệp tịnh

Kiên thủ trọng giới vật thiểu phạm

Đả phá nhân ngã thị phi quan

Phóng hạ sanh bình nhàn tri kiến

Đàm huyền thuyết diệu bất tương can

Tam tự chân truyền lão thật niệm

Chi thử tức thị trường dạ đăng

Khổ hải từ hàng trảm ma kiếm

Yêu bạt đa kiếp sanh tử căn

Trực biền thử thân tác ngai hán

Ngũ tông bát giáo nhất cú thâu

Thiết mạc niệm ngoại mích phương tiện

Quá hoản quá cấp đồng thị bệnh

Cường tưởng nhất tâm tâm dụ loạn

Chí kiên như cương khí như miên

Bất gián bất tạp tự thành phiến

Nhân tâm quả Phật hỗ cảm ứng

Căn thân khí giới tiềm chuyển hoán

Phiền não vi phục niệm bất nhất

Tập khí bất trừ Phật bất hiện

Thiện vạn cú như nhất cú thời

Hà sầu bất kiến Di Đà diện

Thử sự phi dị diệc phi nan

Tam muội toàn bằng tín nguyện hạnh

Tạm dịch:

Có đại phước đức mới niệm Phật

Phát bồ đề tâm tu Thập thiện

Phật nói vô thượng thâm diệu Thiền

Người thường xem như pháp nông cạn

Oai nghi trang nghiêm nghiệp thanh tịnh

Kiên quyết giữ giới đừng để phạm

Phá bỏ cửa nhân ngã thị phi

Buông bỏ bình sanh điều hiểu biết

Nói huyền nói diệu không liên can

Ba chữ chân truyền thật thà niệm

Đó là cây đèn trong đêm tối

Thuyền trong biển khổ kiếm chém ma

Nhổ gốc sanh tử trong nhiều kiếp

Liều thân này làm kẻ ngu ngốc

Năm tông tám giáo một câu tóm

Đừng ở ngoài niệm tìm phương tiện

Chậm quá nhanh quá đều là bệnh

Càng mong nhất tâm tâm càng loạn

Chí cứng như sắt, dạ như tơ

Không gián không tạp tự thành phiến

Nhân tâm quả Phật cùng cảm ứng

Thân thể cảnh giới dần chuyển biến

Phiền não chưa dứt niệm không nhất

Tập khí không trừ Phật không hiện

Lúc ngàn vạn câu như một câu

Đâu lo không thấy mặt Di Đà

Chuyện này không dễ cũng không khó

Tam Muội đều nhờ tín nguyện hạnh.

Nội dung của bài thứ hai này là thâm diệu thiền.

Tại sao lại nói đến thiền?

Trong Kinh Đại Tập có nói:

Nhược nhân đán niệm A Di Đà

Thị danh vô thượng thâm diệu thiền.

Tạm dịch:

Nếu có người chỉ niệm A Di Đà

Đó là vô cùng vi diệu thiền

Nội dung của bài thứ hai này là thâm diệu thiền.

Tại sao lại nói đến thiền?

Trong Kinh Đại Tập có nói:

Nhược nhân đán niệm A Di Đà

Thị danh vô thượng thâm diệu thiền.

Tạm dịch:

Nếu có người chỉ niệm A Di Đà

Đó là vô cùng vi diệu thiền.

Không những là thiền, mà lại là thiền thâm sâu, thiền vi diệu, mà còn là thiền vô thượng thâm diệu. Giới trí thức ở Trung Quốc, thời xưa giai cấp sĩ đại phu rất hâm mộ Thiền Tông, khinh rẻ Tịnh Độ, cho rằng chỉ có Thiền Tông mới là pháp cao thâm huyền diệu. Tịnh Độ chỉ dành cho hạng ngu phu ngu phụ, ông già bà cả lẩm cẩm.

Thật ra nhận thức này của họ rất điên đảo, cũng như người mù con của ông nhà giàu, thân đang ở trong của cải giàu sang mà bị của cải giàu sang làm tổn hại. Ngoài ra còn có rất nhiều người tu lâu rồi nhưng không thành công, trở nên tiêu cực, cho là mình cái gì cũng không được.

Xem Kinh cũng không khế nhập, càng không có trình độ để tham thiền, học Mật Tông thì còn nhiều chỗ hoài nghi, pháp môn nào họ cũng không theo được cho nên chỉ còn cách niệm Phật thôi. Người có quan điểm như vậy tuy là tu Tịnh Độ, nhưng mà đối với Tịnh Tông không có nhận thức và quan niệm chính xác.

Vô thượng thâm diệu thiền này ở đây là chỉ Bát Nhã trong Lục Độ. Phần đông khi nói tới Thiền định là chỉ năm thứ đầu tiên trong Lục Độ. Tất cả đều dùng chữ Thiền nhưng lại có sự sai biệt rất lớn.

Kinh Giáo nói năm độ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn và thiền định như là người mù, đến Bát Nhã mới có mắt, mới có thể thấy được vạn vật trong Trời đất.

Ở đây nói thâm diệu thiền không phải là muốn đề xướng mọi người đi Tham Thiền, mà là nói bạn đang niệm Phật thì cũng là đang tham vô thượng thâm diệu thiền.

Có đại phước đức mới niệm Phật,

Hữu đại phước đức thỉ niệm Phật.

Câu đầu tiên cũng như tiếng Sư Tử hống hét làm chấn động trăm loài thú. Nói cho những người coi thường Tịnh Độ, đừng tưởng rằng ngu phu ngu phụ đều có thể niệm Phật rồi khinh rẻ Tịnh Độ.

Những người tu Tịnh Độ cũng đừng cho rằng căn khí của mình thấp, không có khả năng tu pháp môn khác, không có biện pháp cho nên mới tu Tịnh Độ.

Nên biết chỉ có người có đại phước đức mới có thể tin sâu pháp môn niệm Phật rồi mới niệm Phật được. Cho nên chúng ta phải càng tin tưởng hơn.

Trong Kinh Vô Lượng Thọ có nói: Nhược bất vãng tích tu phước huệ, ư thử chánh pháp bất năng văn, nghĩa là Nếu nhiều đời trước không có tu phước huệ sâu dầy thì không thể nghe được pháp môn niệm Phật này, cho dù là chỉ tạm thời nghe đến một chút thôi cũng không thể được.

Cho nên câu này rất hay, bạn phải đề cao tinh thần, nâng cao dũng khí, phải có đầy đủ tự tin, pháp môn vô cùng thù thắng này hôm nay chúng ta có duyên gặp được thì chúng ta phải quý trọng.

Phát bồ đề tâm tu Thập thiện. Kinh Vô Lượng Thọ nói ba bậc vãng sanh đều phải phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm. 

Phát bồ đề tâm được nói rất tường tận trong Tịnh Tông Tâm Yếu, ở đây giới thiệu giản lược như sau: bồ đề tâm là tâm kết hợp lại từ tâm đại trí huệ, đại từ bi, và đại nguyện lực.

Kinh Hoa Nghiêm nói ba tâm này cũng như đèn dầu cúng Phật, phải có dầu, tim đèn, và ánh sáng. Ba thứ thiếu một thì không được. Đây là nói bồ đề tâm là đèn, trí tuệ từ bi và nguyện lực, ba thứ kết hợp lại làm thành đèn cúng Phật

Chúng ta thường niệm tứ hoằng thệ nguyện: Chúng sanh vô tận thệ nguyện độ, phiền não vô biên thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện chứng đây là thuận theo sự phát tâm. Thuận theo lý phát tâm thì sao, đó là như Kinh Kim Cang nói Độ vô lượng vô biên chúng sanh, mà thật không một chúng sanh được độ.

Đây đều là phá pháp chấp. Bạn cả ngày độ sanh nhưng không có tướng mình độ sanh. Phải phát khởi tâm bồ đề và có đầy đủ trí huệ sâu rộng như vậy. Tu Thập thiện. Nói chung, giáo pháp của Đức Thế Tôn lấy pháp tam thừa cộng vào Thiên Thừa và Nhân Thừa làm thành Ngũ Thừa. Đây là sự giáo hóa toàn bộ của Đức Phật.

Quyết không có người càng ngày càng giác ngộ mà còn làm ác như cũ. Nếu họ nói giác ngộ là họ nói láo, người không làm chuyện tốt mà đòi thành Phật, đây là chuyện khôi hài. Tu hành là chuyện của thiện nam tử, thiện nữ nhân làm, mọi người đều dứt ác tu thiện. Giữ Ngũ Giới thì được thân người, tu Thập thiện thì được sanh Cõi Trời. Đối ngược với Thập thiện là thập ác.

Ba điều ác của thân: Sát sanh, trộm cắp và tà dâm.

Bốn điều ác của miệng: Nói láo, nói lời thêu dệt, nói lưỡi hai chiều và nói lời ác độc.

Ba điều ác của ý: Tham, sân và si. Thập thiện là không làm thập ác và chận đứng điều ác. Không sát sanh mà còn phóng sanh, không tham mà còn bố thí. Bởi vậy nói tu Thập thiện sanh Cõi Trời đâu có dễ, tại vì đây hoàn toàn dựa vào sức lực của chính mình. Niệm Phật phát nguyện vãng sanh có Phật lực gia trì, nhưng cũng không thể nói tôi niệm Phật, chuyện thiện này tôi có thể không làm. Như vậy là sai lầm.

Không chịu làm việc thiện để làm lợi ích cho người khác thì có bồ đề Tâm không?

Nếu không Phát bồ đề Tâm thì có thể vãng sanh không?

Bởi vậy cho nên phải tu thiện. Niệm Phật là chánh hạnh, chúng ta phải bổ túc bằng thiệt nhiều trợ hạnh. Kinh Vô Lượng Thọ nói rất tường tận, thế gian chúng ta có năm thứ ác, năm thứ thống khổ, năm thứ thiêu đốt. Năm thứ ác là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, và uống rượu nói rộng ra là thập ác.

Đời hiện tại chịu ác báo là năm thứ thống khổ. Đời sau phải vô địa ngục là năm thứ thiêu đốt. Trong Kinh không ngừng khuyên răn và khuyến khích người đời phải tu Thập thiện.

Phật nói vô thượng thâm diệu thiền,

Phật Thuyết vô thượng thâm diệu thiền,

Người thường xem như pháp nông cạn,

Thiển nhân đương tác thiển pháp khán.

Phật nói niệm Phật A Di Đà là vô thượng thâm diệu thiền. Nhưng mà có nhiều người ngược lại nói niệm Phật là pháp thô thiển.

Thiệt ra cái gì thô thiển vậy?

Chính là người nói rằng niệm Phật là pháp thô thiển, họ là thô thiển. Tại vì chính họ nông cạn cho nên nói pháp niệm Phật là nông cạn. Bởi vậy chúng ta phải phát tâm ít có hy hữu tâm này, có thể nghe đến pháp môn này, có thể tin đến pháp môn này, có thể tin đến pháp môn này đều là thiện căn, thiện duyên tích lũy từ nhiều kiếp mà có. Chúng ta phải thận trọng phải gắng sức. Lúc này mặt trời chưa lặn hãy mau đi về nhà.

Oai nghi trang nghiêm nghiệp thanh tịnh,

Tứ nghi trang nghiêm tam nghiệp tịnh,

Kiên quyết giữ giới đừng để phạm,

Kiên thủ trọng giới vật thiểu phạm.

Tứ nghi là bốn thứ oai nghi: Đi, đứng, nằm, ngồi. Chúng ta là người niệm Phật trong bốn oai nghi này phải đoan chánh, thân tâm làm cho trang nghiêm. Tam nghiệp là thân, khẩu, ý, tất cả đều phải thanh tịnh, không ô nhiễm.

Trước hết là không được phạm các giới chánh trọng giới. Trong các giới lợi hại nhất là báng pháp hủy báng chánh pháp. Thí dụ nói Phật Pháp là giả, sự báng pháp này chúng ta không có nói.

Nhưng mà chúng ta cũng có khi báng pháp: Nhiều khi bạn hùa theo người nói Kinh Điển nào đó là giả. Người đó thiệt là một thiện tri thức, có người phỉ báng, bạn lại phụ họa vào và nói người đó thiếu đạo đức. Tất cả những chuyện như vậy đều là báng pháp. Cố ý nói thêm thì cũng không tốt. Nói thêm không đúng sự thật là tăng ích báng, cố ý nói ít đi là giảm tổn báng.

Tội báng pháp rất nặng, nhất là người thọ giới rồi làm chuyện ác thì so với người không thọ giới còn nặng hơn nữa. Người không thọ giới giết chết ông Trương Tam, tương lai bị Trương Tam giết lại thì huề. Người thọ giới thì khác, phá bốn trọng giới là tội địa ngục.

Nếu bạn phạm giới sát, bạn bị người đó giết lại thì tất nhiên rồi, nhưng mà bạn phải đọa địa ngục, lên núi đao, xuống vạc dầu. Cho nên chúng ta thọ giới rồi không thể không nghiên cứu giới, không thể không hiểu rõ giới luật. Phải giữ giới, không được vi phạm.

Nếu phá giới, thì bạn là đồ dùng bị lủng lỗ lậu. Như cái chén bị lủng lỗ, trong chén đựng đầy nước được một lúc thì nước chảy thoát hết. Cho nên kiên thủ trọng giới bốn thứ này phải nhớ kỹ trong tâm.

Phá bỏ cửa nhân ngã thị phi, buông bỏ bình sanh điều hiểu biết. Có ta có người thì có thị phi, có thị phi thì có thương, ghét, lấy, bỏ, các thứ đối đãi không giống nhau, các thứ phân biệt đúng sai. Từ đó sanh ra muôn thứ phiền não, không có ai thoát ra được, cho nên gọi là cái cửa quan.

Đây giống như cái lao ngục ở dưới đất vậy, một mình làm Tượng tùy táng tượng người dùng để chôn theo Vua. Nguyên do của những chuyện ác đều từ một ngữ ngã tôi làm ra. Có ta là có người, vĩnh viễn không có lối thoát ra, cho nên xưng là Quạn. Những chuyện thị phi này không có cách gì mà trốn thoát được.

Người xuất gia, có ai biết được ở trong Chùa những chuyện thị phi này có ít hơn ở ngoài thế gian không?

Cho nên nói, ôi chao, nếu biết trước như vậy thì chúng ta không xuất gia còn hơn. Những thứ nhân ngã thị phi này không những người tại gia có, người xuất gia cũng có. Cái cửa thị phi này, tức là tôi đúng anh sai, thị thị phi phi không phá được thì không thể nào tu hành được.

Bước thêm một bước nữa, buông bỏ bình sanh điều hiểu biết trong đầu chứa đầy những thứ tri kiến không cần đến, tự cho là mình rất có học thức, thiệt ra chỉ là một số tà kiến. Nên buông bỏ hết những thứ này, quét sạch hết.

Phải dụng công trên chữ xả. Xả là xả bỏ những thứ tri kiến, sự hiểu biết không cần thiết này. Nhưng mà chữ xả này rất khó, xả thân dễ, xả bỏ tri kiến rất khó. Trong thư của thầy Hạ đều chỉ rõ ra những thứ cứu mạng căn bản này.

Nói huyền nói diệu không liên can,

Đàm huyền thuyết diệu bất tương can,

Ba chữ chánh truyền thật thà niệm,

Tam tự chánh truyền lão thật niệm.

Miệng nói huyền mà tâm chưa thấu rõ, lời nói cao siêu mà hành vi xấu xa, cho dù ăn nói rất lưu loát, viết sách nổi tiếng, được danh xưng Phật Học tiến sĩ danh dự, đối với người và đối với mình có gì thật ích, đối với sanh tử đại sự hoàn toàn không có liên cang gì. Sự hiểu biết càng nhiều chướng ngại về lý thể càng sâu, so với những phiền não và chướng ngại về Sự càng khó diệt trừ.

Nói chung là lấy dây tự trói mình, muốn tiến lên ngược lại tụt xuống. Người chân thật dĩ nhiên không chịu như vậy mà còn phát tâm vô thượng bồ đề noi theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca và Di Đà nguyện hải, chỉ tu niệm Phật. Trong diệu pháp niệm Phật chỉ tu trì danh niệm Phật, duy chỉ thật thà niệm một câu hồng danh.

Không cầu nhất tâm,

Không trừ vọng tưởng,

Không tham tịnh cảnh,

Không tham niệm Phật là ai.

Bốn điều trên đây được xưng là bốn bí quyết của pháp niệm Phật. Chỉ một câu A Di Đà Phật, câu sau nối liền theo câu trước. Đây chính là vô thượng thâm diệu Thiền, đây mới là chân truyền của Đức Phật Thích Ca.

Thiện Đạo Đại Sư có nói: Nguyên do Đức Phật Thích Ca xuất hiện ở thế gian chúng cũng chỉ là muốn nói Di Đà bổn nguyện hải.

Ngẩu Ích Đại Sư nói: Một câu Phật hiệu là Pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà Đức Thế Tôn đắc được. Chỉ có thiệt thà niệm Phật mới là chân truyền của tất cả giáo pháp.

Đó là cây đèn trong đêm tối,

Thuyền trong biển khổ, kiếm chém ma.

Chỉ có thiệt thà niệm Phật là cây đèn chiếu sáng trong đêm dài đen tối của chúng sanh, là con thuyền ra khỏi biển khổ, cây bảo kiếm Kim Cang Vương, chém trừ ma chướng. Quan trọng là ở chữ thiệt thà lão thật, người đời coi thường thiệt thà và bình thường. 

Tịnh ngữ có câu: Đạo tại bình thường trung, tích quân vi hiểu thử, tạm dịch đạo là ở trong bình thường, tiếc là người thường không hiểu.

Nếu muốn nhổ gốc sanh tử trong nhiều kiếp,

Phải liều thân này làm kẻ ngu ngốc.

Chúng ta được sanh làm người, được nghe Phật Pháp, được tin pháp môn Tịnh Độ, thật là nhờ nhiều đời tu hành mới có được.

Chúng ta đã là tu hành nhiều kiếp, tại sao hôm nay lại còn lưu lạc trong chốn luân hồi, trong biển sanh tử trồi lên, lặn xuống?

Cũng tại vì gốc rễ căn bản của sanh tử rất khó diệt trừ. Bởi vậy cho nên chúng ta phải phát chí nguyện lớn, quyết định ngay trong đời này, nhổ tận gốc rễ căn bản của sanh tử trong nhiều kiếp.

Đây là chí lớn thấu Trời cao, là chuyện vĩ đại chưa từng xảy ra trong nhiều kiếp, đại tâm muốn tự giác và giác tha, cho nên phải liều mạng không lo đến thân này để diệt trừ mọi sự khó khăn. Cũng như trong vòng bao vây trùng điệp của quân địch liều mạng tìm ra một con đường thoát thân. Đây là cuộc chiến đấu giữa nghiệp lực và ta chân tâm.

Phải dùng võ khí thiệt, không phải đánh giả vờ biểu diễn trên sân khấu, cho nên phải liều mạng này làm như một kẻ ngu ngốc, không làm một người thông minh mưu kế xảo quyệt.

Họ từng giờ, từng phút cũng đều đầu cơ thủ xảo, xem xét tình thế, kết giao với quyền quý, đoạt danh lợi, gạt gẫm người, không ngừng dùng các thứ mưu kế, đến cuối cùng người chịu thiệt thòi cũng là mình mà thôi.

Người muốn cùng chúng sanh thoát biển khổ sanh tử tất nhiên phải diệt trừ những hành vi này, mặc cho người đời chê cười mình là một kẻ ngu ngốc thì cũng không hối hận.

Thiền Sư Tống Cao Phong Thầy của Quốc Sư Nguyên Trung Phong vì tham câu thoại đầu khi không nằm mộng, chủ nhân ông ở tại đâu để an thân lập mạng nên thề là: Liều một đời này làm kẻ ngu ngốc, quyết phải hiểu rõ ngay trong lúc này.

Quả nhiên năm năm sau Ngài đại triệt đại ngộ.

Năm Tông Tám giáo một câu tóm

Ngũ Tông Bát giáo nhất cú thâu.

Đừng ở ngoài niệm tìm phương tiện

Thiết mạc niệm ngoại mích phương tiện.

Năm Tông là Thiền Tông: Một hoa nở năm cánh Nhất hoa khai ngũ diệp. Năm Tông là phái Lâm Tế, Tào Động, Quy Ngưỡng, Vân Môn, pháp nhãn.

Bát giáo là Giáo Hạ, Thiên Thai tông lập ra hóa pháp tứ giáo: Tạng, Thông, Biệt, Viên và Hóa nghi tứ giáo: Đốn, Tiệm, Bí mật, Bất định tổng cộng là tám giáo. Năm Tông trong Thiền Tông và tám Giáo Trong Giáo Hạ đều tóm thâu trong câu Phật hiệu này.

Ngẫu Ích Đại Sư có nói: Tam Tạng mười hai Bộ Kinh Luận, tất cả giới luật và Thiền Tông một ngàn bảy trăm công án cũng đều ở gọn trong câu Phật hiệu này.

Lại nói: Tất cả Thiền Định cũng đều nằm trong câu Phật hiệu này, cho nên mới biết câu Phật hiệu này có đầy đủ công đức, tức là tổng trì Đà La Ni.

Cho nên tuyệt đối không nên trong khi niệm Phật lại đi tìm những pháp môn cao siêu, tìm con đường phương tiện nào nữa, đó đều là tự làm khổ mình dung nhân tự nhiễu.

Chậm quá nhanh quá đều là bệnh

Càng mong nhất tâm tâm càng loạn.

Bài trước nói âm thanh niệm Phật lớn nhỏ, tiết tấu không nên gián đoạn. Đoạn này nói niệm không được quá nhanh hoặc quá chậm. Quá chậm thì vọng tưởng dễ khởi lên và tạo nên bệnh nuôi dưỡng thức. Quá nhanh thì dễ khẩn trương. Tai nghe tiếng niệm Phật không rõ ràng ảnh hưởng rất lớn.

Bởi vậy cho nên chậm quá và nhanh quá đều không tốt, phải biết điều hòa tốc độ cho thích hợp. Phương pháp thường có hiệu quả là mới bắt đầu thì chậm một chút, từ từ niệm nhanh lên, cho đến khi không nhanh hơn được nữa thì dừng lại, rồi sau đó bắt đầu trở lại từ đầu.

Lúc niệm không trừ vọng tưởng, không cầu nhất tâm. Đây là nội dung chính của bốn bí quyết niệm Phật. Tú Tài Trương Chuyết đời Đường có câu thơ rất nổi tiếng dục đoạn vọng tưởng trọng tăng bệnh, tạm dịch càng muốn trừ vọng tưởng càng thêm tệ. Tại vì càng muốn trừ vọng tưởng thì là trừ một cộng thêm hai.

Cùng một đạo lý như vậy là không cầu nhất tâm. Đang lúc niệm Phật thì không cầu nhất tâm hoặc là phân biệt tính toán xem xét coi mình được nhất tâm chưa. Đây không còn là thật thà niệm mà là hữu vi pháp.

Chí cứng như sắt, dạ như tơ

Chí kiên như cương khí như miên

Không gián không tạp tự thành phiến

Bất gián bất tạp tự thành phiến.

Thệ nguyện phải cứng rắn như sắt thép.

Lúc Đức Phật Di Đà còn ở thời kỳ tu nhân có phát nguyện là:

Cho dù thân này có mất trong sự khổ thì nguyện tâm cũng vĩnh viễn không thoái chuyển, đây là dạy cho chúng ta câu: Chí cứng như sắt. Chí phải cứng rắn nhưng tâm phải nhu nhuyễn. Nếu cố chấp ý kiến của mình thì trở thành người cang cường khó giáo hóa, họa hại không gì hơn.

Trong Kinh Vô Lượng Thọ có nói người ở cõi Cực Lạc có thân tâm nhu nhuyễn. Khí như miên là nói tâm ý nhu nhuyễn, tự nhiên dễ được giáo hóa. Trong lúc niệm Phật không được gián đoạn và tạp loạn. Không gián, không tạp, không gián đoạn và không tạp loạn thì niệm Phật tự nhiên dễ thành phiến. Nếu đạt được nhất tâm bất loạn thì tất phải đạt được niệm Phật Bảo Vương Tam Muội.

Nhân tâm quả Phật cùng cảm ứng,

Thân thế cảnh giới dần chuyển biến.

Chúng ta niệm Phật là tu hành trong nhân địa, thời gian tu nhân của Bồ Tát. Cái tâm hiện tại của chúng ta hiện tại đang niệm Phật là cái tâm trong nhân địa gọi là Nhân tâm.

Cái niệm chúng ta đang niệm là Phật A Di Đà. Phật là vị đã đắc quả giác ngộ gọi là Quả Phật. Lúc chúng ta niệm Phật, Nhân tâm của chúng ta và Quả Phật của Phật A Di Đà hỗ tương cảm ứng lẫn nhau.

Trong tâm của chúng ta bao gồm vạn đức của Phật A Di Đà. Tâm của Phật bao trùm khắp mọi nơi biến mãn nhất thiết xứ, chúng ta đang niệm Phật là niệm trong tâm Phật. Như Lai đều thấy đều biết, không có chút nào có thể làm giả làm dối được. Hơn nữa, tâm của chúng ta và tâm của Phật cũng đều trùm khắp mọi nơi, cho nên Phật cũng có ở trong tâm của chúng ta.

Tại vì sao chúng ta có thể niệm Phật được?

Tại vì Phật đang niệm chúng ta. Phật đang nhiếp thọ chúng ta đó. Nếu Phật không nhiếp thọ thì chúng ta bị phiền não trói buộc không thể niệm Phật được.

Lúc chúng ta niệm Phật là lúc Phật niệm chúng ta: Nhân tâm quả Phật cảm niệm lẫn nhau, cảm ứng đạo giao thì không thể nghĩ bàn. Cho nên từ từ làm cho căn thân mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý và cảnh giới bên ngoài của chúng ta dần dần thay đổi, tự nhiên chuyển hóa cải tiến.

Cho nên mới nói thân thể cảnh giới dần chuyển biến, căn thân khí giới tiềm chuyển hoán. Khí giới là tất cả vạn vật, núi sông đại địa, lớn tới cả Thế Giới, nhỏ thì đến hạt bụi vi trần. Tất cả mọi thứ này trong lúc chúng ta niệm Phật, tự nhiên không hay không biết dần dần thay đổi chuyển biến trở nên tốt.

Chuyện này còn khó hiểu hơn chuyện thân tâm của chúng ta tùy theo tự tâm và chỗ cảm ứng của Chư Phật mà tạo nên những sự biến hóa. Nên biết tự tâm và ngoại vật là không hai.

Kinh Hoa Nghiêm có nói: Tri nhất thiết pháp giai thị tự tâm, tạm dịch biết tất cả các pháp đều là tự tâm.

Khởi Tín Luận nói: Tam giới hư vi, duy tâm sở tác, tạm dịch tam giới tất cả đều do tâm tạo.

Duy thức Xu Yếu nói: Chư cảnh vô thể, tùy chấp nhi sanh, nhân tự tâm sanh, hoàn dử tâm vi tương. Tất cả đều giải thích rõ đạo lý tâm vật không hai, vật và ta là một.

Cổ Thiền Sư nói: Khắp đại địa cũng như một con mắt của Sa Môn, nghĩa là nói cả quả địa cầu này là một con mắt của ông sư. Mặt đất bao la vậy cũng chỉ là một con mắt của thân, lúc niệm Phật là nhân tâm và Quả Phật cảm ứng lẫn nhau.

Tất cả nhật nguyệt, tinh tú, nam nữ, già trẻ bao gồm trong nhân tâm làm sao không chịu sự cảm hóa của nhân tâm?

Cho nên người thiệt tình dụng công thì tất cả Thế Giới vạn vật đều chuyển biến trở nên tốt đẹp hơn, trở nên thích hợp hơn, càng chuyển biến thành thích hợp với bạn và sự tu hành của bạn. Thí dụ có người là vì oan nợ đến gặp bạn, bạn niệm Phật thì từ từ oan nợ của bạn và người đó sẽ được hóa giải. Chúng ta nên biết một địa phương nào có người dụng công, nguyên vùng đó sẽ được ích lợi.

Chúng ta đừng cho rằng niệm Phật là tiêu cực, ích kỷ, một người niệm Phật chân chánh tạo phước cho cả vùng đó. Không những họ tạo phước cho cả địa cầu, họ còn tạo phước cho cả pháp giới luôn. Tất cả không có gì là không có thể chuyển biến được. Cho nên chúng ta có chuyện phiền não gì thì đều nên chăm chỉ niệm câu Phật hiệu này.

Nhưng mà tại sao những chuyện phiền não này luôn tìm đến phá khuấy bạn hoài vậy?

Tại vì bạn dụng công không được đắc lực. Nếu bạn dụng công đắc lực rồi thì nó sẽ không phá khuấy bạn nữa. Tất cả ta và mọi người, tất cả Thế giới đều từ từ âm thầm thay đổi.

Cho nên người xưa khi đi đến một địa phương lạ, họ làm sao biết được chỗ đó có người hiền đức?

Họ biết được là nhờ xem xét cây cối sông núi cảnh vật ở đó, nếu quả là có người đắc đạo ở chỗ đó, tất cả vạn vật ở đó đều khác hẳn.

Phiền não chưa dứt niệm không nhất,

Tập khí không trừ Phật không hiện.

Phiền não tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp nên rất khó phá trừ. Nếu chưa đoạn trừ được trước hết phải đè bẹp nó. Cũng như một ly nước đục có quá nhiều chất đục không thể dùng được.

Cho nên phải để yên cho chất đục lắng xuống đáy. Nước ở trên trong rồi thì có thể dùng được. Nước trong là thí dụ cho tâm niệm chuyên nhất. Chất dơ bẩn chưa lắng xuống cũng tỷ như phiền não chưa đè bẹp. Lý tự nhiên là như vậy không thể miễn cưỡng. Những thói quen xấu tích tụ lâu còn lại thì gọi là tập khí.

Thí dụ như hạt giống sân hoặc của Tôn Giả Xá Lợi Phật đã cắt đứt, nhưng cũng còn dễ phát nộ giận, đây gọi là tạp khí. Thầy Hạ có hai câu khai thị rất hay trì giới niệm Phật xem Kinh Giáo, xét sai lỗi cũ đừng tự gạt, cho nên mới biết tập khí lỗi cũ rất quan trọng.

Hoàn toàn trừ hết tập khí chỉ có Phật mới làm được, cho nên ở đây nói trừ tập khí không phải trừ dứt hết, mà là muốn bạn tích cực diệt trừ nó. Phật là người giác ngộ.

Phật hiện nói theo cách thông thường ở đây là nói Phật hiện hào quang, nhưng càng quan trọng hơn là chỉ cái tâm đại giác. Cái tâm đại giác này không thể hiện ra được nếu tập khí không dứt trừ.

Lúc ngàn vạn câu như một câu,

Đâu lo không thấy mặt Di Đà.

Có hai cách giải thích:

1. Niệm một ngàn một vạn câu Phật hiệu cũng rõ rõ ràng ràng giống như lúc chỉ niệm một câu, không có tạp niệm.

Niệm một câu rất rõ ràng, người niệm Phật cũng có khi được như vậy nhưng mà kéo dài đến một ngàn một vạn câu đều thanh tịnh giống như vậy, tự nhiên vãng sanh Cực Lạc Thế Giới, hoa nở thấy Phật, còn lo buồn cái gì, còn lo sợ không thấy Phật Di Đà sao?

2. Một ngàn một vạn câu giống như một câu. Một câu này cũng giống như một ngàn, một vạn câu, bỏ hết số lượng. Nhứt đa tương túc nhiều ít gì cũng giống nhau.

Một tức là nhiều, nhiều tức là một, vượt ra khỏi tình ra khỏi kiến giải, không thể nghĩ bàn. Tại vì không thể nghĩ bàn, tôi đương nhiên không viết nhiều nữa, không vẽ thêm chân vào hình con rắn nữa.

Chuyện này không dễ cũng không khó

Tam Muội đều nhờ tín nguyện hạnh.

Cả nhà Bàng cư sĩ đời Đường rất được sủng bái trong Thiền Tông.

Ông Bàng nói: Nan bất nan, bách đảm ma dầu thọ thượng thán?

Tạm dịch: Khó hay không khó, một trăm gánh dầu mè đặt để trên cây?

Bà Bàng đáp: Bách thảo đầu thượng Tổ Sư ý.

Tạm dịch: Trên trăm ngọn cỏ Tổ Sư ý.

Người con gái tên Linh Chiếu nói: Bất nan diệc bất dị, nga lai thực phạn khốn lai thùy.

Tạm dịch: Không khó cũng không dễ, đói thì ăn cơm mệt thì ngủ. Lão thật niệm Phật tức là vô thượng thâm diệu Thiền.

Bổng đả thạch nhân đầu, bộc bộc luận thật sự, tạm dịch: Gậy đánh đầu người đá, phô bày rõ sự thật này. Ai nói với bạn khó với dễ, nếu nói khó và dễ, Cổ Phật quá khứ đã qua lâu rồi. Tam muội chỉ niệm Phật tam muội, là Vua trong các thứ tam muội, cho nên xưng là Bảo Vương tam muội. Muốn chứng được tam muội này chỉ cần tín nguyện hạnh ba thứ tư lương.

Tín cần phải tin sâu, như sáu thứ tín của Ngẫu Ích Đại Sư nói, như chánh tín của Triệt Lưu Đại Sư nói. Nguyện cần phải nguyện thiết tha, hạnh là thiệt thà lão thật niệm Phật.

***