Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

 

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ

Soạn thuật: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thích Đạo Tuyên, Đời Đường
 

CHƯƠNG BA

TRUNG BIÊN
 

Sở bộ của Pháp Vương thì nhiếp trong đại thiên, nêu y cứ về Thành Đô thì Châu này thường làm nơi chỗ ở. Châu này ở trong biển của phía nam núi Tô Mê, đất nước trải dài theo hướng Đông Tây hai mươi bốn vạn dặm, trải rộng theo hướng nam bắc hai mươi tám vạn dặm.

Lại y cứ theo trong luận nói: Ba phía ngang bằng với lượng hai nghìn do tuần ở phía nam rộng dài ba do tuần rưỡi, như vậy là phía bắc rộng phía nam hẹp, mặt người theo hình dạng ấy.

Lại y theo Phạm Ký thì chỗ ở của người vật theo hướng Đông Tây dài rộng mười một vạn sáu ngàn dặm, còn theo hướng nam bắc xa gần lược cũng đồng vậy. Nơi chốn định đô là ở trong thành Ca Tỳ La. Đất nước nơi Đức Phật Đản Sinh, nghĩa là ở trong bốn lớp Thiết Vi.

Nên trong Kinh nói rằng: Ba ngàn mặt nhật mặt nguyệt là trung ương của vạn hai ngàn Trời đất. Do oai thần nên Đức Phật không sinh ở chốn biên địa, nơi đất nghiêng vẹo.

Tại nước Trung Thiên Trúc dước gốc cây Đức Phật thành Đạo có Tòa Kim Cang dùng làm nơi Đức Phật ngồi vậy. Căn cứ vào đây mà luận bàn, ước về các thiên hạ khác để định là ở trung tâm. Nếu ngay châu này theo nghĩa ước về quỷ sự để rõ là trung tâm vậy.

Năm sự đó tức là Danh, Lý, Thời, Thủy, Nhân. Về Danh thì đều cho rằng Tây Vức là Trung Quốc, cõi nước trung tâm, lại cũng gọi là nước Trung Thiên Trúc, cõi nước đó tên là Hiền Đàm Bang Chi Thứ. Lại chỉ Tây Vũ mà làm Trung Quốc. Nếu chẳng phải là trung tâm thì phàm Thánh hai thuyết không nên gọi trung.

Xưa kia, trong thời Tiền Tống có Hà Thừa Thiên là người thông rành mọi vật, nổi danh trên các bậc anh tài hỏi Sa Môn Tuệ Nghiêm rằng: Cõi Nước của Đức Phật dùng dịch thuật gì mà gọi là trung tâm?

Ngài Tuệ Nghiêm đáp rằng: Tại nước Thiên Trúc đến ngày hạ chí tại phương giữa không ảnh bóng, điểm gọi là trung bình của đất Trời. Nước ấy tại trung nguyên ảnh đẹp, lường xét đó nên có các phần khác.

Đến như Lịch có ba đời, lớn nhỏ có hai, ngoài ra thì thêm bớt, thời gian tính toán liền sai, thời tiết rõ ràng chẳng phải là trung tâm vậy. Hà Thừa Thiên không còn lời nào để chống đỡ.

Vua Văn Đế Lưu Nghĩa Long 424 - 454 nghe thế mới ban sắc Nhâm Dự nhận vậy. Phàm lấy tám nạn nêu bày biên địa chẳng nhiếp.

Vượt phàm vào Thánh hẳn trước tại Trung Quốc, nên Đại Hạ thân gồm kính phụng âm hình, Đông Hoa mở muộn giáo tích, lý số hẳn vậy. Nói về lý thì châu này lượng lớn phân làm ba phần.

Trong đó hai phần về phía bắc đất rộng ít người, là nơi mọi rợ sinh sống lắm nhiều không có khả năng kham nhận việc đạo, và một phần về hướng nam đến tận ba biển. Con người ở đó phần nhiều tinh sáng có khả năng  thọ nhận Thánh hóa, nên ước về Đạo thắng là Đại Thánh Đô vậy.

Nên Thành Quang Tử nói rằng: Nước Trung Thiên Trúc theo hướng Đông đến nước Chấn Đán cách khoảng năm nghìn tám trăm dặm, Chấn Đán tức hiệu của Thần Châu.

Người ở xứ ấy xem như vậy, theo hướng Nam đến nước Kim Địa cách năm nghìn tám trăm dặm, theo hướng Tây đến nước A Câu Già cách năm mươi tám nghìn dặm, theo hướng bắc đến núi Tiểu Hương. Ao A Nậu Đạt cách năm mươi tám nghìn dặm.

Quán xét sự thông nhiếp đây nắm lấy sự xa gần ngang bằng đến cùng để quyết định đó là trung tâm, lý ấy rõ bày. Nói về Thời, nghĩa là từ núi Tuyết trở về hướng nam gọi đó là Trung Quốc.

Xứ ấy thản nhiên ngang bằng thẳng thắng, mùa đông mùa hạ đều điều hòa, cây cỏ thường tươi tốt, sương tuyết không rơi đổ, ngoài ra các xứ biên bỉ sao đủ để nói ư?

Nói về Thủy nước, nghĩa là trung tâm châu này có một ao lớn tên là A Nan Đà Đáp La, Trung Hoa dịch nghĩa là Vô Nhiệt Nào, tức trong Kinh Điển thường gọi đó là ao A Nậu Đạt.

Ao đó ở thuộc phía nam Hương Sơn mà phía bắc núi Tuyết, ngay trên đỉnh núi, chẳng phải nơi kẻ phàm bước đến, chu vi ao rộng tám trăm dặm, bốn phía bờ dùng các vật báu trang sức.

Vì phía chánh nam ngay nơi chỗ đất bằng phẳng là chốn địa ngục, nên Tòa Kim Cang thuộc về phía đông họp dài đến năm trăm dặm, về hướng chánh nam của ao ấy là Đương Châu, nơi dừng nghỉ, về hướng Bắc thì ngay sông Mê La tức bắc. Lại ngay phía bắc của Thông Lãnh là Thiên Tuyền, trên không định ước là ngay Bắc Thần Tinh.

Nay trông đến thứ năm tựa như Tây Y. Vả lại trên Trời một tấc dưới đất một thước, Thiên Tuyền cách kinh độ tám nghìn dặm, ước về Trời thì không một thước vậy.

Từ ao đó về phía bắc cách nước Bát Lộ La gần ngàn dặm, về hướng đông nam là nước Quật Lộ Đa, về hướng Tây Nam là nước Kế Tân, mỗi bên đều cách xa hơn ngàn dặm.

Nhưng bốn biển là nói cuối cùng chứa đựng nước, nên từ một ai ấy phân làm thành bốn dòng sông, mỗi mỗi tùy theo thế đất mà nước trút đổ vào một biển.

Nên từ Thông Lãnh thuộc về hướng đông do đó nước trút đổ về Đông Hải, nước Đạt Sấu thuộc về hướng nam nên nước trút đổ về nam hải, núi tuyết thuộc về hướng tây nên nước trút đổ về tây hải. Và Đại Tần thuộc về hướng bắc nên nước trút đổ về Bắc Hải.

Nên địa thế cao nước đều trút đổ xuống, nêu trung tâm đây ở bên bờ sông biển gọi là nan đoạt. Nên Kinh Phật rộng lớn thông khắp mọi sự thấy cùng Thánh Hiền, nghĩa ấy chẳng vọng gượng theo.

Nêu bày trên đây từ Phù Địa Đồ, nhưng châu này viết chép về sử sách ngụ ngôn ức đạt phù hư xem lạm lắm nhiều. Khi ước về Kinh Phật lại lắm nhiều loại ấy thảy đều là hoang kể thứ vì nêu cử đó.

Trong Thủy Kinh nói: Gò vô nhiệt tức là núi Côn Lôn.

Phù Nam truyện nói rằng: Núi A Nậu Đạt tức là núi Côn Lôn.

Sơn Hải Kinh nói rằng: Nam lưu Sa Tân nước đỏ sau nước đen trước có một núi lớn tên là Côn Lôn.

Lại nói rằng: Về phía tây Chung Sơn cách khoảng sáu trăm dặm có núi Côn Lôn lưu xuất ra năm dòng sông.

Còn căn cứ theo Mục Thiên Tử truyện nói rằng: Thông Sơn Âm Chung.

Lại nói rằng: Gò Côn Lôn trong biển, tại dưới Tây Bắc Đế, vuông vức tám trăm dặm, cao vạn nhận.

Theo Thập Châu ký nói rằng: Gò Côn Lôn tức là Côn Sơn tại phía Tây Bắc của Bắc Hải cách bồ mười ba vạn dặm. Đó là ước chỉ về Kinh Phật nói là núi Tô Mê vậy. Lại nữa, Trung Đông hải có núi tên là Phương Trượng cũng còn gọi là Côn Lôn.

Lại nói rằng:

Tây Vương Mẫu bảo cùng Chu Mục rằng: Núi ấy cách Hàm Dương ba mươi sáu vạn dặm, cao so với mặt đất bình thường ba mươi sáu nghìn dặm.

Lại theo Chu Mục truyền thuật Tây Vương Mẫu nói rằng: Cách khe suối Triều ở Đông Chu mười một nghìn một trăm dặm.

Thần Dị Kinh nói rằng: Núi Côn Lôn có trụ đồng cao ẩn trong Trời, chu vi lớn ba nghìn dặm.

Vinh Thị ghi chú rằng: Trụ Châu ở phía đông nam núi Côn Lôn cao hai nghìn dặm có không ngoài núi.

Theo sử ký nói rằng: Núi Côn Lôn cách tung cao năm vạn dặm, cao vạn một ngàn dặm.

Theo Quách Bộc nói rằng: Cao hơn hai nghìn năm trăm dặm.

Theo Hoài Nam nói là: Cao vạn một ngàn một trăm dặm mười bốn bộ hai thước sáu tấc.

Theo Đạo Kinh Tạo Lập Thiên Địa ký nói: Núi Côn Lôn cao bốn nghìn tám trăm dặm.

Theo Chuyển Hình Tế Khổ Kinh nói: Cao vạn chín ngàn dặm.

Lại nói: Núi ấy nổi bay.

Lại nói: Về phía nam Côn Lôn cách ba mươi dặm lần lượt có ngàn núi Côn Lôn, gọi đó là tiểu thiên Thế giới.

Theo Hóa Hồ Kinh nói: Núi Côn Lôn cao chín tầng lớp mỗi mỗi tầng lớp cách nhau ba nghìn dặm.

Lại nói: Cao vạn vạn năm nghìn dặmTrên đây là thuyết của Nho Giáo và Đạo Giáo, tuy hình lượng có sai khác, nhưng chẳng vượt quá núi Côn Lôn. 

Tìm xét ở gần núi Côn Lôn là đất của Tây Lương, Tửu Tuyền, là nơi Mục Hậu thấy gặp Tây Vương Mẫu, đầy đủ trong Đồ Kinh ấy. Nếu ở xa núi Côn Lôn là trung tâm của Hương Sơn và Tuyết Sơn, và Hà Nguyên lưu xuất ở ngoài vậy.

Nên Nhĩ Nhã nói rằng: Hà Nguyên ra ngoài Côn Lôn.

Và Quách Bộc Đồ Tán nói rằng: Côn Lôn ở tầng thứ ba gọi là Thiên Trụ, thật chỉ là linh phủ của sông Hà Nguyên.

Căn cứ theo Võ Cống nói rằng: Dẫu dòng từ Tích Thạch chỉ y cứ nơi dòng lưu xuất mà gọi tên vậy. Nếu xét về cội nguồn thật có sở do vậy.

Nên trong Kinh Phật nói rằng: Ở phía đông ao Vô Nhiệt Não có miệng Trâu Bạc lưu xuất ra sông Khắc Già, tức xưa trước gọi là Sông Hằng chạy vòng quanh theo phía hữu của ao mà trút vào biển phía Đông Nam.

Về phía nam có miệng voi vàng lưu xuất ra sông Tín Độ, tức xưa trước gọi là sông Tân Đầu, vòng quanh theo phía hữu của ao mà trút vào biển phía Tây Nam.

Về phía tây có miệng ngựa lưu ly lưu xuất ra sông Phược Sô, tức xưa trước gọi là sông Bác Oa và cũng chạy quanh phía hữu ao mà trút vào biển phía Tây Bắc.

Về phía bắc có miệng sư tử phả chi lưu xuất ra sông Tỷ Đa, tức xưa trước gọi là sông Tư Đà, cũng chạy quanh phía hữu ao mà trút vào biển phía Đông Bắc.

Căn cứ theo Hà Đồ thì nói rằng: Từ núi Côn Lôn về hướng Đông cách năm nghìn dặm gọi là Thần Châu, còn gọi là Xích Huyện.

Lại y cứ theo sách nói rằng: Từ Hà Nguyên về hướng Đông Bắc lưu xuất ra hang Kỳ Sa. Thông Lãnh, phân làm hai dòng sông. Dòng sông phía đông bắc chảy qua phía nam nước Vu Điền, núi ở phía Tây Bắc của nước ấy lưu xuất ra.

Lại dòng phía Đông là sông lớn chảy qua phía Đông nam của thành Khiết Bàn Đà.

Lại xoay dòng trở lại phía Nam nước ấy cách hơn năm trăm dặm đến phía Nam nước Ô Sút, lại theo hướng đông bắc đến phía bắc nước Sơ Lặc, cách sáu trăm mười dặm là đến thành Xích Cốc ranh giới của Ô Tôn.

Lại theo hướng Đông cách hai trăm bảy mươi dặm chạy qua phía Nam của nước Cô Mặc.

Lại theo hướng Đông cách sáu trăm bảy mươi dặm chạy qua phía Nam nước Quy Tư.

Lại theo hướng Đông cách ba trăm năm mươi dặm chạy qua phía Nam nước Ô Điệp.

Đó tức là xứ trị vì của nước Hán thời đô hộ. Về hướng Tây Nam cách nước Sơ Lặc hai nghìn một trăm mười dặm, về hướng Đông Bắc cách nước Ô Kỳ bốn trăm dặm.

Sông ấy lại theo hướng Đông Nam chạy dài ba trăm bốn mươi dặm qua phía Nam nước Cừ Lê, lại theo hướng Đông hai trăm bốn mươi dặm chạy qua phía nam Hắc Sơn.

Từ đó về hướng Đông cách ải Ngọc Môn hai nghìn sáu trăm sáu mươi dặm, sông ấy lại theo hướng Đông chảy qua liên thành theo hướng Nam trút đổ vào Tân Thành, đến phía Bắc nước Thư Mạt hợp cùng dòng nước.

Sông ấy lại theo hướng Đông chảy qua đất Lũ Lan, lại theo hướng Đông chạy qua phía Nam thành nước Thiện Thiện, vượt qua hướng Đông Bắc vài trăm dặm chảy vào biển Bồ Xương. Mặt hướng Đông biển ấy một ít chếch về hướng bắc cách Ngọc Môn một nghìn ba trăm dặm.

Lại về hướng Đông Bắc cách Dương Quan ba trăm dặmSông ấy lại từ phía nam Bồ Xương. Phục lưu mà chếch về hướng Tây vài ngàn dặm vào núi Tích Thạch tại trong khu đảng Khương Thiêu.

Theo sách nói: Tích thạch cách núi Côn Lôn một nghìn bảy trăm bốn mươi dặm.

Hoặc nói: Phục lưu cách xa vàn ba ngàn dặm. Các ức thuyết ấy khó có thể nghiên cứu rõ ràng tường tận. Sông ấy lại ra phía tây của Tích Thạch chảy về phía Đông Bắc cửa cừu khuất hợp dòng chảy vào đất chiết chi tức là Hà Khúc.

Lại theo hướng Đông Bắc vào trải qua phía Nam Trương Dịch. Đôn Hoàng, đó là xứ Hà Nguyên vậy. Căn cứ theo thực lục đây để tìm về Hà Nguyên rốt cùng đến chỗ ao Vô Nhiệt Não, mới là xét cứu cùng cực. Nhưng ao ấy chỉ có thần ở chẳng phải nơi con người bước đến.

Đó là địa vức của Bắc Thiên núi tuyết, phía Nam tiếp liền với Trung Độ. Nơi Đức Phật Đản Sinh, vì xứ ấy cao thắng nên chẳng phải là biên bỉ vậy.

Nói về nhân con người tức chẳng vượt ngoài phàm Thánh, ngôi vị cao tột của phàm nhân gọi là Luân Vương, ngôi vị cao tột của Thánh Nhân gọi là Pháp Vương. Bởi vì hai ngôi Vương ấy chẳng ra đời thì thôi, còn nếu ra đời hẳn ở tại trung tâm. 

Lại nữa, núi sông làng nước là y báo của con người, con người ưu thắng thì y báo ưu thắng, nên hai Vương ấy sống ở tại đó vậy.

Lại nữa, Luân Vương có bốn vị định ước thống nhiếp cả bốn Châu. Kim Luân Vương thì thông cùng cả bốn hữu châu, cõi. Ngân Luân Vương thống nhiếp ba châu, trừ một châu ở phía bắc. Đồng Luân Vương thống nhiếp hai Châu, trừ hai Châu ở phương Tây và phương Bắc.

Còn Thiết Luân Vương chỉ thống nhiếp một Châu ở phương Nam, trừ ba châu kia. Nói Thiệm Bộ tức là tiếng của Trung Phạm Thiên, Trung Hoa dịch nghĩa là nơi của Luân Vương. Nói về thông cục của Tứ Luân Vương là khác chỗ ở hẳn tại phía Nam.

Xưa trước phiên dịch Châu này là Hảo Kim Địa, đất vàng tốt đẹp, nghĩa là vàng Diêm Phù trong bờ biển phía bắc Châu, ánh sáng vàng nổi ra trên biển. Bên cạnh đó có rừng cây Diêm Phù trái quả rất lớn.

Người chứng đắc thần thông mới đến được nơi ấy. Nay nói Luân Vương Châu này được tên gọi cả hai giả thiết đều đạt đến cùng vậy.

Lại nữa, Châu này có bốn Chúa thống nhiếp, tức từ núi Tuyết trở về hướng Nam đến tận Nam Hải gọi là Tượng Chúa, vì đất xứ đó chỉ thuần nắng nóng ẩm ướt rất thích nghi với voi ở.

Và vua các xứ ấy dùng lính voi mà an trị đất nước, phong tục con người xao động mãnh liệt, rất dốc lòng tập học dị thuật, đó tức là nước Ấn Độ, nhưng tên nước Ấn Độ còn gọi là nước Hiền Đậu.

Hoặc gọi là nước Thiên Trúc, Thân Độc, Thiêu Đốc v.v... đều là lầm bậy lưu truyền, chỉ lấy tên Ấn Độ làm chánh, Trung Hoa không ngôn từ phiên dịch.

Về phía tây núi Tuyết đến tận Tây Hải thì gọi là Bảo Chúa. Đất xứ đó tiếp liền với Tây Hải riêng có nhiều trâu quý khác lạ, nhưng xem thường lễ nghi quý trọng của cải, đó là nước hồ vậy.

Về phía bắc của núi tuyết đến tận Bắc Hải, đất xứ đó rất lạnh nên thích nghi với loài ngựa. Vì vậy gọi là Mã Chúa, phong tục con người rất hung bạo nhẫn chịu giết hại, mang mặc lông da, tức là nước Đột Quyết vậy.

Về hướng đông của núi Tuyết đến tận Đông Hải gọi là Nhân Chúa. Đất xứ đó thuần hòa sướng, phong tục chuyên làm điều nhân nghĩa, nước yên nhiều lớp đổi dời, đó là nước Chí Na, tức xưa trước gọi là nước Chấn Đán vậy.

Bốn Chúa nói trên là y cứ vào một Châu, phân ranh giới mà Vương hẳn định ở tại trung tâm của Châu. Luân Vương là vua ở tại trung tâm xưa nay không cải đổi.

Ở Châu này các Nhà Nho bị ngưng trệ bởi Khổng Giáo vì vậy gọi là trung tâm, ngoài ra là nhiếp thuộc biên bỉ. Riêng chỉ Lạc Dương là nước trung tâm tức là ước theo Hiên Viên ngũ nhạc mà nói, chưa phải là trông xem rộng lớn khắp cùng các phương.

Lại chỉ tây phiên liệt thuộc nước Hồ. Nhưng lúc đạo phẩm tại thế qua lại thì về phía Nam của núi tuyết gọi là nước Bà la môn, cách tuyệt với nước Hồ, ngôn ngữ viết lách chẳng đồng.

Nên các Bà La Môn ở năm xứ Thiên Trúc viết lách là sách Trời, ngôn ngữ nói năng là ngôn ngữ của Trời, nghĩa là lúc kiếp sơ mới thành, các Phạm Thiên xuống cõi này nhận đắm mê mùi vị đất béo tốt bèn ở lại sinh làm loài người.

Từ gốc nói năng viết lách đều theo thiên pháp không dứt đoạn, nên phong tục xứ đó phần nhiều là phụng thờ Trời vậy. Còn người nước Hồ vốn là Tây Nhung không nghe về đạo thuật, nói năng viết lách của nước ấy riêng biệt, phải phiên dịch mới thông.

Còn ngôn ngữ viết lách của người xứ Thần Châu xuất phát không có gốc gác. Vả lại luận bàn về thư khế có thể lấy sự mà truy cầu, thì bát quái của Phục Hy, Trùng Hào của Văn Vương, dấu chân chim của Thương Hiệt văn ấy chẳng lưu truyền.

Đến thời nhà Hán, có Hứa Thận mới lưu xuất thuyết văn, chữ chỉ có chín nghìn dùng theo loại làm tường tự, đến nay dần khắp cùng nơi thế gian, văn ngôn có đến ba vạn.

Đó là tùy theo con người tùy theo thời đại hội y mà sản sinh, chẳng thể sánh vì với ngôn ngữ và sách vở của năm xứ Thiên Trúc là nhất mực chuẩn định. Trên đây, lấy theo năm nghĩa để định quyết về trung biên, có thể dùng để xét soi đó.

Ngoài ra như đầu thời nhà Tùy có Sa Môn Thích Linh Dụ ở Ngụy Quận có nghi thuật về Thánh tích vậy.

***