Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

PHẬT THUYẾT

KINH CÔNG ĐỨC TẠO THÁP

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Địa Bà Ha La, Đời Đường
 

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở tại Cung Trời Đao Lợi, ngồi trên pháp tòa làm bằng ngọc trắng, cùng với các đại Tỳ Kheo, các Đại Bồ Tát, Thiên Chủ Trời Đao Lợi, vô lượng chúng đều đến tụ tập.

Bấy giờ, Đại Phạm Thiên Vương, Na La Diên Thiên Tử, Đại Tự Tại Thiên Tử và năm vị Càn Thát Bà Vương, mỗi vị cùng các quyến thuộc đều đi đến chỗ Đức Phật, muốn thưa hỏi Đức Thế Tôn phương pháp tạo Tháp và cái lượng công đức sinh ra khi tạo Tháp.

Trong Pháp Hội có vị Bồ Tát tên là Quán Thế Âm, biết ý nghĩ của họ, từ chỗ ngồi đứng dậy, trần vai bên phải, gối phải chấm đất, chắp tay hướng về Đức Phật mà thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Hôm nay có Chư Thiên và các vị Càn Thát Bà đi đến nơi đây là muốn thỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ dạy phương pháp tạo Tháp và cái lượng công đức sinh ra khi tạo Tháp, con xin Đức Thế Tôn vì họ và vì lợi ích cho tất cả vô lượng chúng sinh mà giải thuyết.

Bấy giờ Đức Thế Tôn dạy Bồ Tát Quán Thế Âm: Thiện Nam Tử, Chư Thiên cùng đại chúng ở hiện tại đây và tất cả chúng sinh ở đời vị lai, tùy theo chỗ ở, phương xứ nào chưa có ngôi Tháp thì có thể kiến tạo ngôi Tháp ở nơi ấy.

Hình thể của ngôi Tháp có thể cao lớn, tráng lệ, vượt quá ba cõi, cho đến nhỏ như trái xoài. Trụ Tháp có thể cao đến Phạn Thiên, cho đến nhỏ như cây kim. Lọng Tháp có thể lớn trùm khắp Cõi Đại Thiên, cho đến nhỏ như chiếc lá của cây táo.

Bên trong ngôi Tháp chứa thờ Xá Lợi, tóc, răng, râu, móng của Như Lai, cho đến chỉ có một phần những loại Xá Lợi, hoặc an trí Pháp Tạng là các Kinh trong mười hai thể loại, cho đến an trí một bài kệ có bốn câu.

Công đức của người tạo Tháp bằng với công đức của bậc Phạn Thiên. Người ấy sau khi mạng chung thì sinh lên Cõi Trời Phạn Thế. Sống hết thọ mạng ở Cõi Trời Phạn Thế, người ấy sinh về Cõi Trời Ngũ Tịnh Cư, đồng đẳng không có khác biệt với Chư Thiên cõi đó.

Thiện Nam Tử, Như Lai đã nói những việc như vậy, đó là nhân duyên và cái lượng công đức của việc tạo Tháp, ông và Chư Thiên v.v… phải nên tu học.

Bấy giờ, Bồ Tát Quán Thế Âm lại thưa với Đức Phật: Bạch Đức Thế Tôn, như những gì Thế Tôn đã dạy, từ việc an trí Xá Lợi cho đến Pháp Tạng, con đã tiếp nhận ghi nhớ. Con kính thưa hỏi Đức Thế Tôn về nghĩa của bài kệ có bốn câu, cúi xin Đức Thế Tôn vì con mà phân biệt diễn thuyết.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn thuyết bài kệ sau:

Các pháp nhân duyên sinh

Ta nói là nhân duyên

Nhân duyên hết là diệt

Ta dạy nói như vậy.

Thiện nam tử! Nghĩa của bài kệ này là nói về pháp thân của Phật. Các ông phải sao chép bài kệ này rồi an trí ở trong ngôi Tháp.

Vì sao?

Vì tất cả các pháp do nhân duyên sinh đều là thể tánh không tịch, vì vậy Như Lai gọi đó là pháp thân. Nếu có chúng sinh hiểu rõ ý nghĩa nhân duyên của các pháp, nên biết người ấy thấy được Phật.

Bấy giờ, Bồ Tát Quán Thế Âm cùng với Chư Thiên, tất cả đại chúng, các vị Càn Thát Bà v.v… nghe những điều Thế Tôn tuyên thuyết, ai cũng rất hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhận và phụng hành.

Tháp là gọi theo tiếng Phạn, dịch ý chỗ đất cao ráo. Tháp có hình vuông hay hình tròn, chế tác đa dạng, cầu kỳ hay giản dị, vẻ đẹp hài hòa, đắp đất trồng cây lưu lại linh ứng, cửa khóa pháp Tạng, mong mỏi truyền đạt công đức hà sa, ngõ hầu đền đáp công lao trần kiếp.

Tháp đâu phải là nơi nói lên sự ái mộ vĩnh hằng với người cung kiếm mão y. Như lăng Vũ Đế, vách Khổng Tử, chỉ dùng hiển bày sự chôn giấu mà thôi.

Tháp có thể có cái lượng bằng với Đại Thiên, trùm cả ba cõi và cao đến Trời Phạn Thế. Có thể chỉ bằng với trái xoài, sánh với lá táo và ví như cây kim. Tháp dẫu có hai đường cao thấp, phước cũng không hai, dẫu có ngàn cách lớn nhỏ, tịnh tâm chung một.

Tháp không chỉ là vàng ròng, ngọc trắng, cạnh tranh sáng đẹp. Lửa ngay, nước sạch, nổi chìm màu sắc. Vào buổi chiều, tiếng gió lành thổi rung hòa vào tiếng chuông ngân trầm ấm. Vào buổi sáng, ngọt ngào lờ lững sương móc Cõi Tiên, long lanh ngưng đọng trên những phù điêu.

Tháp là nơi vị đầy ba quả, công thêm bốn thiền, cao lên Cung Trời Hữu Đảnh, đi đến ý địa vô tai. Tháp dạy truyền ý tứ rộng sâu như vậy.

***