Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

NIỆM PHẬT CẢNH

Giảng giải: Đại Sư Thiện Đạo
 

TẬP MƯỜI MỘT

MÔN NIỆM PHẬT RA KHỎI BA CÕI
 

Hỏi: Tịnh Độ là ra khỏi ba cõi hay còn trong ba cõi?

Đáp: Tịnh Độ là nhất định ra khỏi ba cõi, không còn ở trong ba cõi.

Đã nói ba cõi, vậy ba cõi đó là những gì một là Cõi Dục: Từ Diêm Phù Đề này lên đến sáu Cõi Trời, đều gọi là Cõi Dục.

Hai là cõi Sắc: Từ sáu Cõi Trời ấy lên đến Phạm Chúng Thiên... mười tám Cõi Trời này đều gọi là Cõi Sắc.

Ba là Cõi Vô Sắc: Lại có bốn Cõi Trời Không Vô Biên Xứ cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều gọi là Cõi Vô Sắc.

Lại nữa, ba cõi Trời trở lên Phi tưởng phi phi tưởng xứ có hai mươi tám Cõi Trời, trở xuống tức là địa ngục Vô gián.

Loài người ở khoảng giữa giống như trong lao ngục, cho nên trong Kinh Pháp Hoa nói: Ba cõi không an, giống như là lửa, thường có những nỗi lo sinh già bệnh chết, những ngọn lửa như thế cháy hừng hực không ngừng. Vì thế, bà Vi Đề Hy chán nản Cực Lạc Ta Bà có năm thứ trược ác này.

Năm thứ ấy là những gì?

Kiếp trược: Nghĩa là kiếp bệnh dịch, đói kém, đao binh.

Phiền não trược: Tất cả chúng sinh có nhiều phiền não.

Mạng trược: Thọ mạng ngắn ngủi.

Kiến trược: Chê bai, không tin chánh pháp.

Chúng sinh trược: Con người không có đức hạnh. Lại có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, dẫy đầy những điều bất thiện. Thế nên, bảo phải chán nản Ta Bà, ưa thích Cực Lạc Cực Lạc Tây Phương.

Kinh Pháp Hoa nói: Hay ở ngục tam giới cứu chúng sinh ra khỏi Bậc tôn quý trí tuệ thương xót cho loài mê. Hay mở cửa cam lộ độ tất cả chúng sinh.

Luận cũng nói: Vượt khỏi ngục tam giới mắt như hoa sen xanh Chúng Thanh Văn vô số thế nên con cúi lễ.

Luận vãng sinh lại nói: Xem tướng Cực Lạc kia thù thắng hơn ba cõi rốt ráo như hư không rộng lớn không bờ mé.

Trong Tịnh Độ Quần Nghi Luận cũng nói: Tịnh Độ theo chiều dọc vượt khỏi ba cõi, theo chiều ngang tuyệt dứt sáu đường, vừa được vãng sinh không còn đọa vào lao ngục nơi tam giới, tiến thẳng tới đạo giác ngộ vô thượng. 

Thế nên biết, Tịnh Độ của Phật A Di Đà nhất định lìa ba cõi, không còn ở trong tam giới. Vì vậy pháp môn niệm Phật vượt ra ba cõi. Nếu người niệm Phật A Di Đà muốn mau chóng vãng sinh Tịnh Độ, cần phải thành tựu ba nghiệp.

Một là tâm chỉ sâu.

Hai là miệng xưng niệm.

Ba là thân chỉ kính lễ. Chẳng luận tôn ti, già trẻ, lúc có người hay không có người, ngày đêm thường không bê trễ, gọi là thành tựu sự kính lễ. Chẳng bàn việc tốt xấu của người khác, chẳng xem họ tu hay không tu. Miệng chỉ niệm Phật, mỗi tiếng không ngừng, gọi là thành tựu sự xưng niệm.

Không rơi vào các phiền não tham sân, tranh đấu, đánh mắng, oán hận, tật đố, sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối. Đó là nhân đọa vào ba đường đen tối, không phù hợp với phép niệm Phật. Nên chỉ tin sâu niệm Phật, chẳng phân biệt là người tu hay kẻ tục, chẳng hỏi nam nữ, sang hèn, chẳng luận tội nặng hay nhẹ, chỉ cần có lòng tin là cội gốc.

Nếu người thành tựu lòng tin, thì bệnh gì cũng hết, không nhờ vào y dược thế gian, muôn điều thiện tự thành, không nhờ Kinh Giáo của thế gian ma mau chóng có thể thành tựu. Sự thành tựu muôn điều thiện ấy chẳng phải sức tu hành. Nếu căn cứ vào Kinh Văn, từ phàm phu đến bậc Sơ Địa phải trải qua một A tăng kỳ kiếp.

Nếu nhờ vào sức của Tam Bảo thì không phải trải qua nhiều kiếp. Lại y theo Kinh Văn, nếu nghe nói về Phật A Di Đà cho đến chỉ có một tâm, một niệm hoan hỷ vui thích, chí tâm hồi hướng, liền được vãng sinh ở bậc Bất Thối.

Kinh Pháp Hoa nói: Những người có trí do ví dụ mà được hiểu. Trong thế gian chỉ có mẹ mới hay làm cho con được an ổn. Trong xuất thế gian chỉ có Chư Phật mới làm cho chúng sinh ra khỏi sự đau khổ nơi ba cõi, được vãng sinh Tịnh Độ, thấy Phật nghe pháp. Lại theo Kinh Văn, Đức Phật luôn có từ bi hỉ xả. Từ là ban cho niềm vui, bi là giải thoát, sự cứu khổ.

Không phân biệt là nỗi khổ trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh hay trong loài người, nếu phân biệt thì không gọi là đại từ bi. Cũng như người mẹ đối với con dù có bao nhiêu gian khổ nhưng rốt cuộc cũng chẳng từ lao, không biết mệt mỏi, chỉ lấy niềm vui của con làm cội gốc. Chư Phật là bậc Đại Thánh, đại bi, chẳng phân biệt oán thân, Tăng tục, nam nữ, đều bình đẳng cứu hộ.

Cứu hộ những nỗi khổ gì?

Nỗi khổ ở địa ngục gấp trăm ngàn muôn lần ở thế gian, Chư Phật còn cứu ngay, huống gì nỗi khổ của loài người rất bé nhỏ. Nếu Chư Phật không cứu hộ tất trái ngược với Kinh Giáo rồi.

Những nỗi khổ trong loài người, nếu biết phát tâm hối lỗi, thực hành những giới hạnh, làm các công đức, thì đau khổ nhanh chóng tiêu tan. Lòng tin vừa thành tựu, sự sinh tử liền thối thất, thì biết rõ không vào địa ngục nữa.

Những nỗi khổ sở dĩ không tiêu diệt được, tật bệnh sở dĩ không được lành là do trong muôn người chẳng có một người có lòng tin, dù có người tin cũng không quá mười ngày hoặc một tháng liền lui sụt trở lại.

Họ chẳng xem Kinh Văn, thế nên chẳng biết nỗi khổ ở tương lai, vì vậy trong lòng còn do dự. Nỗi khổ ở hiện tại lại không được diệt trừ nên chúng sinh nên chúng sinh khởi sự chê bai.

Nếu họ biết thực hành y theo Kinh Văn, nỗi khổ trong hiện tại nhất định diệt trừ, thống khổ trong vị lai ắt phải không còn. Hiện nay, người tu hành có những hành vi khác lạ hợp với Triều Đình, tuy cạo bỏ râu tóc, mặc áo Cà Sa nhưng không có giới hạnh. Trong thế gian, trên đến Quốc Vương dưới đến cha mẹ đều trở lại cung kính họ.

Đó là sức của ai?

Đâu chẳng phải đều do sức Tam Bảo. Chẳng luận sang hèn, nam nữ, ai nấy đều cúng duờng cơm áo để họ an nhàn thảnh thơi, không từ lao nhọc.

Vì ý nghĩa đó nên biết sức Tam Bảo chỉ tin mới hiểu rõ, người không tin không sao hiểu nổi, chẳng khác gì như mù như điếc. Thế nên, người niệm Phật mỗi câu mỗi câu không dứt thì không bệnh gì chẳng lành, không tội nào chẳng diệt, an định không sợ sệt cũng không thối chuyển.

Mỗi ngày mắt tâm tự mở sáng, càng thêm chuyên ý đều phù hợp với Kinh Giáo. Đi, đứng, ngồi, nằm tâm không tán loạn, cũng không mất oai nghi. Dù nghe các Kinh Luận đều tuơng ứng với tâm hạnh, càng thêm hoan hỷ, lần lượt dẫn dắt những người có lòng tin, như mẹ cứu con chẳng từ nam nhọc, mỏi mệt.

Người không tin thà nên im miệng, cho đến chết cũng đừng nói, làm cho người khác sinh khởi sự chê bai. Vì điều ấy chẳng phải là che bai người mà là chê bai đước Phật.

Ngay lúc nói Kinh Di Đà, Đức Phật Thích Ca vì tất cả chúng sinh nói về pháp khó hiểu. Nếu có người tin, Chư Phật trong sáu phương đều biết. Đây là pháp rất khó tin, e chúng sinh về sau nghi ngờ phỉ báng cho nên các Ngài hiện tướng lưỡi để chứng minh, biểu thị kinh này nhất định không giả dối. Lại nghe gần đây, các hành giả đều phát sinh tâm nghi ngờ, lo sợ và có người phỉ báng.

Vì lý do đó nên Chư Phật biết trước, đinh ninh dặn bảo rằng những chúng sinh trong thời mạt pháp sẽ không tin. Nếu người có lòng tin, tất cả Chư Phật đều hộ niệm. Tự mình không tin lời Phật, tự mình không khéo để được bậc Bất thối chuyển.

Đây đều là lời nói trong Kinh A Di Đà, nếu không làm theo ắt tự chướng ngại Thánh đạo. Kinh Giáo kia đây đều là lời Phật nói, là giáo pháp tự tu hành, giáo pháp Thiện Thần hộ trợ, nếu sinh lòng tin sâu và tôn kính tu hành theo thì Chư Phật hộ niệm. Giáo pháp bản nguyện của Chư Phật, nay nếu nghe mà không tin, vào thẳng địa ngục không có ngày ra.

Như thế không phải sai lầm hay sao?

Nếu thấy Kinh này nên suy xét thật kỹ mới tương ứng với môn niệm Phật. Chỉ quyết định tin sâu, chí thành không thối lui, niệm niệm không dừng, câu câu xưng danh hiệu Phật.

Chẳng phân biệt Tăng tục, sang hèn, giàu nghèo, đẹp xấu, trai gái, có tội nặng hay nhẹ, chỉ cần thành tựu lòng tin là được. Nếu không tin Chư Phật từ bi, dù các Ngài có thương xót chúng ta như cha mẹ thương con, nhưng cũng không thể cứu vớt, chẳng được vãng sinh.

Chỉ cần thành tựu lòng tin Chư Phật thường trụ bất diệt không thối chuyển. Tin Đức Phật là bậc Đại Thánh, là bậc tối thượng, tối thắng, tối đại trong tất cả Hiền Thánh, gọi là bậc Thế Tôn.

Chẳng luận quá khứ, tương lai, hiện tại, có bao nhiêu chúng sinh, chẳng luận tâm lớn nhỏ, thiện ác bao nhiêu Chư Phật đều biết rõ. Nếu có người tin Phật là bậc đại từ, đại bi hay cứu khổ chúng sinh thì dù những chúng sinh có nhiều tội ác nghiệp chướng, nhưng nếu biết phát tâm hối lỗi, các Ngài đều biết rõ liền đến cứu độ không sai lời.

Như thế gọi là lòng đại từ bi. Ví tợ bà mẹ thấy con ở trong phân nhơ, đói lạnh đau khổ hoàn toàn chẳng rời bỏ, gọi là bà mẹ từ bi. Người ở đời không thể báo đáp hết ân đức của bà mẹ.

Bà mẹ chỉ có lòng từ bé nhỏ, đối với con chẳng nệ khó nhọc, huống gì Chư Phật là bậc đại từ bi gấp trăm ngàn muôn lần bà mẹ. Các Ngài không chỉ cứu tế nỗi khổ của thế gian mà còn hay cứu độ nỗi khổ lớn của sự sinh tử. Thế nên, ở đời nếu có người tin được, các Ngài liền cứu độ, chẳng phân biệt tội nặng hay nhẹ.

Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói: Tất cả chúng sinh đều là con ta. Ta là cha. Các con nhiều kiếp bị mọi thứ khổ đau thiêu đốt, ta đều cứu vớt cho ra khỏi ba cõi. Lại không phân biệt Tăng tục, nam nữ, sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, đẹp xấu và tội nặng hay nhẹ. Vì lý do đó, nên chỉ nói về người có lòng tin, người biết hối lỗi, thành tịnh lòng tin sâu, niệm danh hiệu Phật không dứt.

Kinh nói: Tất cả Chư Phật hộ niệm đều được bất thối chuyển.

Còn nói rằng: Đây là pháp hiếm có khó tin. Chỉ cần lòng tin, không nói về người có tội lỗi hay không, cũng không nên nói người nữ không được vãng sinh, chỉ bàn về tín tâm. Nếu người thành tựu giới hạnh đều được vãng sinh.

Thế nên, đâu phải là pháp khó tin, cũng đâu phải là pháp hiếm có. Thiện nam tử, thiện nữ nhân có thể tin không mê mờ thì chẳng phân biệt tội nặng hay nhẹ, bệnh tật đều lành, tội lỗi đều hết, bất luận xa hay gần, chỉ cần có lòng tin, nhanh chóng dứt trừ mọi nghi hoặc, mau chóng biết niệm Phật. Việc này cũng giống như bà mẹ cứu giúp con, nên gọi là pháp hiếm có khó tin.

Lúc nói Kinh này, Chư Phật nhiều như số cát Sông Hằng ở sáu phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài để chứng minh. Do đó biết rằng, chúng sinh đời quá khứ, hiện tại, vị lai khi nghe Kinh này đều sinh tâm nghi ngờ chê bai, không tin Phật có năng lực như thế, nên nói đây là pháp hiếm có khó tin.

Chư Phật nhiều như số cát Sông Hằng, đều hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp ba ngàn đại thiên Cực Lạc để chứng minh. Nếu người tin được, chẳng phân biệt kẻ oán người thân đều được cứu độ.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: Niệm một câu A Di Đà tiêu diệt tội nặng của sự sinh tử trong tám mươi ức kiếp.

Kinh còn nói: Tất cả Chư Phật cùng hộ niệm. Chư Phật từ bi, tâm bình đẳng, cứu độ khắp tất cả, chẳng phân biệt Tăng tục. Nếu người biết hối lỗi, phát nguyện hồi hướng, nhất định sẽ được các Ngài tiếp độ. Như thế gọi là Chư Phật bình đẳng cứu độ chúng sinh.

Nếu niệm Phật thành tựu, không tội lỗi gì không tiêu diệt, không bệnh tật gì chẳng lành, không đau khổ gì chẳng hết, không ưu sầu nào chẳng tiêu tan lải còn trở thành hoan hỷ. Người sợ hãi vô thường, liền tự phân định thời khóa tu hành.

Tinh tấn, nhẫn nhục được thành tựu thì giới hạnh không bị khuyết phạm, khi ngủ siêng năng cảnh sách chính mình, cũng không cảm thấy mỏi mệt. Nói ra lời gì y theo chánh pháp, khiến mọi người ưa nghe những hạnh mà mình thực hành.

Cho nên, những người hiếu thảo đều học theo. Tâm ý trong sạch, chí hướng cao thượng, tự tại vô ngại. Những điều như thế chẳng phải là sức tu tập của chính mình, đều là do sức mạnh từ bi của Đức Phật. Nếu có người nghe liền sám hối, liền học theo, liền thực hành, liền niệm Phật, đó là do sức mạnh của Chư Phật, người tin được mới hiểu rõ.

Thứ nhất: Thân không được sát sinh, trộm cắp, dâm dục, cũng không được đánh đập tổn hại tất cả chúng sinh, cũng không được xúc chạm những thứ gấm vóc, lụa là sặc sỡ, trơn mịn, tốt đẹp v.v...

Dù gặp giá buốt, lạnh rét đến chết rốt cuộc cũng không mặc. Những thứ ấy hay làm chướng ngại đạo nghiệp về sau, hay khiến chìm trong bể khổ, hay làm cho thế gian nghi ngờ chê bai, cũng khiến cho mọi người oán hận, lại khiến cho người khác khởi tâm yêu thích. Người nữ mặc áo đẹp ra vào, dạo chơi, tô điểm trang sức, khiến cho phóng túng nhiều.

Nam Tử luôn luôn nhìn theo không rời, cha mẹ lo lắng bèn sinh khởi nóng giận, anh em âu sầu nhiều nên phát khởi sân hận. Người đời thấy qua liền nghi ngờ, chê bai, sư tăng nếu thấy thì phá tịnh giới, kẻ cắp khi thấy sinh khởi tâm trộm cắp.

Những chướng ngại như thế đều do lỗi lầm của y phục tốt đẹp, không thể nói hết. Nếu là người hiếu hạnh, đến chết cũng không mặc áo đẹp. Hiếu hạnh thành tựu thì thân thực hành chánh hạnh, lễ nghi không thiếu. Ra vào, tới lui không được đi nhanh, tay đánh đàng xa, cũng không được xoay đầu nhìn trở lại.

Nếu ngồi chẳng được duỗi chân ra, chẳng được nương dựa đồ vật mà ngủ, trừ nhiều người già bệnh. Nếu khi ngủ không được cởi y phục, cũng không được nằm ngửa, duỗi chân ra nói chuyện. Đó là phóng túng, lười biếng, chỉ trừ người già bệnh và lúc khốn khó thì tạm được.

Nên tự cảnh sách ngủ trễ dậy sớm, mỗi ngày càng mạnh mẽ, tinh thần sáng suốt, trí tuệ mỗi ngày tăng thêm. Nếu không y theo đây thực hành, gọi là người phóng túng, không có niềm tin. Như vậy tội lỗi chẳng tiêu diệt, muôn việc chẳng thành công, huống gì mong giải trừ bệnh khổ.

Như thế làm sao được vãng sinh? 

Thứ hai: Miệng không được uống rượu, ăn thịt và ngũ tân, cùng gạo, nếp ngon, men sữa, tô lạc, mật... những thượng vị của thế gian. Dù đói khát đến đâu nên chịu đựng, giả sử chết cũng không ăn.

Những lời nói về sát sinh, trộm cắp, dâm dục, dối trá, lời nói tật đố, sân hận, ngã mạn, lời nói khinh bỉ, lời nói oán hận, lời nói cầu mong tiền của, lời nói hai lưỡi, lời nói tốt xấu, tranh đấu với người khác, lời nói nịnh hót, lời nói ngu si dèm pha, lời nói chửi rủa hung ác, những lời nói như thế nhiều không thể nói hết.

Nếu như nghe lời nói thiện ác của người khác, thì không được nói. Vì đó là điều vô ích, không bao giờ kết thúc. Lời nói đấu tranh phần nhiều vướng vào ma sự, cũng khiến cho người phát bệnh. Nếu không đáp trả lại thì hợp với lời Phật dạy.

Chẳng nhọc đọc Kinh Sách, chỉ cần niệm Phật. Đi, đứng, nằm, ngồi đều chẳng ngại trong sự sinh hoạt. Mỗi tiếng, mỗi tiếng chẳng dứt, chẳng dời đổi, chỉ khẩn thiết niệm lớn, cần phải mỗi chữ rõ ràng.

Giáo pháp này cũng như con trẻ kêu mẹ, khẩn cấp không được tán loạn, trừ bỏ những duyên xấu ác bên ngoài, đó là định tâm Tọa Thiền niệm Phật. Có nhiều môn cho người tu và người đời, chỉ cần được tâm thanh tịnh. Chẳng luận nam nữ, sang hèn, chỉ cần người kính tin, hiếu thảo. Nếu người làm được, bệnh khổ đều tiêu diệt, đạo nghiệp đươc thành tựu.

Thứ ba: Ý chẳng được tham, sân, si phi lý, chẳng được sinh tâm nghi ngờ phỉ báng, chẳng được sinh tâm khinh khi oán hận, chẳng được sinh tâm ác sát sinh, trộm cắp, tà dâm, chẳng được sinh tâm cống cao ngã mạn khinh khi người khác, cho rằng mình phải người sai, đam mê tiền của sắc đẹp.

Nếu sinh khởi những tâm như thế, buông lung, phóng túng, giả mừng, giả giận, lòng không chân thật, Chư Phật tất biết rõ không đến cứu độ. Nếu có Tăng Tục, sang hèn, giàu nghèo, đều phải xem bình đẳng, chẳng phân biệt kẻ oán, người thân mới hợp với lời Phật dạy. Nếu không có tâm này nên phát lồ sám hối, lấy trọn đời làm kì hạn, dù sống hay chết cũng chẳng đổi dời.

Những người như thế, niệm trước hướng về, niệm sau giác ngộ, như con nhớ mẹ, mẹ nuôi con chẳng từ cực nhọc, chẳng tránh khó khổ, con kêu lập tức qua xem. Nếu được vậy, mới là đại từ đại bi, ý nghiệp thanh tịnh bình đẳng như hư không. Ba nghiệp sáu căn như thế, y theo giới luật, đúng như pháp tu hành.

Những điều sai trái không thể nhứt nhứt nêu rõ. Chỉ mong chánh niệm, chánh hồi hướng, từ bi, tin sâu quyết định, chí thành không lui sụt. Nếu không hợp với lời dạy bảo, dù chỉ niệm Phật cũng chẳng thể cứu tế, tội lỗi vẫn không được tiêu diệt, bệnh khổ khó trừ. Tham tiền của, bại hoại đạo đức là nền tảng phát sinh tai họa, lấy của phi lý là cội gốc của việc ác.

Tất cả việc ác thệ nguyện dứt trừ. Tất cả việc lành thệ nguyện tu tập. Hằng sa công đức thệ nguyện viên mãn. Phật đạo vô thượng nguyện thành tựu. Đệ tử... cúi đầu kính lễ tất cả Chư Phật, mười hai phần giáo, Chư Đại Bồ Tát, Thanh Văn, tất cả Hiền Thánh cùng tận hư không, khắp pháp giới.

Xin tiếp nhận lời thỉnh cầu của đệ tử vào đến Đạo Tràng chứng minh. Đệ tử hôm nay hiện thời được thiện tri thứ dạy bảo, phát lồ sám hối.

Khi con chưa giác ngộ và đã giác ngộ đến nay, ở trong khoảng giữa ba nghiệp tạo tội:

Thân nghiệp bất thiện: Sát hại chúng sinh chẳng biết là bao. Trộm cắp của cải như cát Sông Hằng. Dâm dục mạnh mẽ làm ô uế những hạnh thanh tịnh.

Khẩu nghiệp bất thiện: Lời nói dối trá, lời nói thêu dệt, lời nói hung ác, nói hai lưỡi, chê bai Tam Bảo, tranh đấu quấy rối vô biên. 

Ý nghiệp bất thiện: Tham cầu danh lợi như biển thu nạp mọi dòng, lửa dữ sân hận thiêu đốt mọi công đức. Tội lỗi của mười nghiệp ác gây ra, tự làm lại dạy bảo người làm, thấy nghe vui theo. Bất luận tội lớn hay nhỏ đều chẳng dám che dấu. Nay xin sám hối tất cả, mong Đức Phật từ bi chứng minh nhiếp thọ cho con được toại nguyện.

Hôm nay, hiện giờ những tội lỗi được sám hối, nguyện theo đó liền tiêu diệt. Đệ tử đem công đức niệm Phật này, đền ơn oan gia trái chủ, đều được nhận lấy công đức, rời khỏi nhau chẳng còn yêu thương, thù hận, đồng vãng sinh Tịnh Độ.

Chí tâm quy mạng đảnh lễ Phật A Di Đà cõi sinh tử trước nay khi chưa biết Phật, Tăng tạo ra những nghiệp ác nhân đây nguyện tiêu diệt. Vi trần chứa Cõi Phật Phật quá khứ, hiện tại con đem ba nghiệp tịnh ở lâu trong cõi này.

Phàm và Thánh thành kính đều biết Cõi Tịnh Độ hoan hỷ đều đảnh lễ lạy khắp người niệm Phật. Viết niệm Phật Cảnh này mừng kết nạp nhân lành hồi hướng mọi chúng sinh cùng sinh cõi An Lạc. Từ nay đến viên mãn thọ sinh ở nơi đâu thường nhớ rõ đời trước niệm Phật chẳng đổi thay. 

***