Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

LUẬN VỀ MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

Giảng giải: Bồ Tát Tịnh Ý

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
 

Quy mệnh Đức Mâu Ni

Diệu Pháp Tỳ Kheo Tăng

Lược tạo luận nhân duyên

Vì nghĩa rõ hiện bày

Chỗ Mâu Ni diễn nói

Mười hai phần hơn cả

Nhân duyên chỗ sanh pháp

Kia là ba chỗ nhiếp

Phiền não nghiệp và khổ

Lần nói phải nên biết

Phiền não đầu tám chín

Nghiệp hai và có mười

Ngoài bảy nói là khổ

Ba nhiếp mười hai pháp

Từ ba ấy sanh hai

Từ hai ấy sanh bảy

Từ bảy lại sanh ba

Như thế mà luân chuyển

Tất cả pháp thế gian

Chỉ nhân quả không người

Thường từ các pháp không

Chỉ sanh nơi không pháp

Ánh đèn chiếu vào kính

Tròn ấy chính là nước

Các tối đổi chẳng đổi

Người trí nên nghĩ suy.

Có đệ tử thành tựu, tùy chỗ nghe pháp hay có thể thọ trì, làm cho chẳng quên mất các pháp của Như Lai.

Nghĩa là những hoặc chẳng phải sự và tánh tướng v.v… như trong những nghĩa ấy có tâm hoài nghi và vì muốn có được trí nên hỏi rằng:

Tôn Giả!

Chỗ Mâu Ni diễn nói

Mười hai phần hơn cả

Nhân duyên chỗ sanh pháp

Kia vì ba chỗ nhiếp

Như thế nhiếp các việc

Làm cho rõ biết vậy

Nguyện vì con giải thích

Trừ đoạn con lưới nghi

Thầy thấy ý đệ tử

Vì khát ngưỡng nơi pháp

Cho nên cung kính thỉnh

Liền đáp lời kia nghe

Mười hai phần hơn cả

Kia vì ba chỗ nhiếp

Phiền não nghiệp và khổ

Lại nói phải nên rõ

Đó là mười và hai

Nên nói là mười hai

Với kia chẳng khác được

Nên nói chỗ hơn cả

Như phần trục xe vậy

Nói hơn cả nên rõ.

Nói Mâu Ni nghĩa là tịch diệt, lại cũng còn gọi là vô phân biệt, lại cũng nói là định, lại cũng có tên là vô ngôn thuyết, chỗ Mâu Ni nói kia nhằm tuyên dương biện thuyết. Đây gọi là giả danh, mà sự có không kia nơi kẻ trượng phu, lúc định tự tại, tánh tướng sở sanh.

Chỉ có nhân duyên là chỗ sanh thành vậy. Kia có mười hai phần, do nơi phiền não và chỗ nghiệp vậy. Ba pháp này cùng hỗ tương và tạo tác nhân duyên, như án cái bình, như thế ba nơi chỗ nhiếp nên rõ.

Hỏi rằng: Phiền não là những gì?

Nghiệp là gì?

Khổ gồm những gì?

Mà được có điều này để các pháp nhân duyên nhiếp phục hơn cả?

Đáp rằng: Ở nơi mười hai phần này đầu tiên chính là vô minh, thứ tám là ái, thứ chín là thủ. Đây là ba điều chính của phiền não cần phải nhiếp. Thứ hai là hành, thứ mười là hữu.

Đây là hai phần của nghiệp cần phải nhiếp. Ngoài ra bảy phần còn lại là khổ cần phải nhiếp, những nghiệp khổ, phiền não gồm ba, nhiếp mười hai phần nên biết.

Nói còn bảy loại nghĩa là: Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ và sanh, Lão Tử. Ân ái chia lìa, giận dữ gặp nhau, chỗ cầu không được. Như thế các pháp sanh ra tất cả sự khổ, như vậy các phần hướng đến nơi đó để nói về phiền não, nghiệp khổ, lấy đó làm căn bản phải rõ.

Nhiếp mười hai phần này chỉ có ba việc, chẳng có phép thừa, tất cả trong các Kinh chỉ có phần này, liền không có khác.

Hỏi rằng: Nghĩa của những thắng phần đã rõ biết rồi, vì con mà giải thích về phiền não nghiệp khổ đang ở tại đâu vậy?

Lại nữa làm sao thành được tất cả các việc?

Đáp rằng: Từ ba sanh hai, ba này là phiền não và hai này là nghiệp, nghĩa là từ phiền não mà sanh ra nghiệp.

Từ hai sanh ra bảy, bảy đây chính là khổ, nghĩa là từ nơi nghiệp mà sanh ra khổ. Rồi từ bảy ấy sanh ra ba, nghĩa là từ những sự khổ ấy sanh ra phiền não.

Đây nói là phiền não nghiệp khổ ba loại cùng hỗ tương với nhau để sanh cho nên sự sanh luân chuyển không ở yên, nên nói là có. Vì vậy Dục, Sắc, Vô Sắc Giới v.v... trong đó không ở yên, giống như bánh xe để tạo ra hữu.

Tất cả thế gian chúng sanh phàm phu, lần lượt trên dưới cũng luôn quay cuồng, sự có ấy không ở yên, nên gọi bất định. Do đây nói ba nơi.

Hỏi rằng: Kia tạo ra tất cả thân, tự tại chúng sanh lấy cái gì để tạo ra việc ấy như thế nào?

Đáp rằng: Có kệ:

Tất cả pháp thế gian

Chỉ nhân quả không người

Trừ giả nói nên có

Đây nên suy nghĩ kỹ.

Do vậy mà thấy việc tạo ra chúng sanh không thành.

Hỏi rằng: Nếu như vậy thì làm sao có được từ thế gian hiện tại mà thủ thế gian vị lai?

Đáp rằng: Cho đến không có một mảy may các pháp từ thế gian hiện tại mà thủ thế gian vị lai, cho nên có kệ rằng: 

Hay từ các pháp không

Chỉ sanh nơi không pháp.

Điều này rõ ràng là tự ngã và ngã sở đều không cho nên phiền não nghiệp xứ, đây là năm pháp hành, tánh lìa vô ngã, như thế mà thủ.

Hỏi rằng: Nếu tánh là pháp vô ngã mà tánh hành vô ngã thì làm sao nói được việc chứng như thế nào?

Đáp rằng kệ nói:

Ánh đèn chiếu vào kính

Tròn ấy chính là nước.

Như thế các thí dụ vì chứng có thể thủ, tín không tự thể, tánh giả danh vậy. Có nói rằng đồng hiện tại, đời vị lai như thầy hay đọc, thật chẳng phải từ thầy chuyển đến đệ tử.

Duy chẳng từ thầy chuyển đến đệ tử thì há có thể chẳng thành nghĩa là đệ tử nhận thọ. Có thể nói đệ tử không nguyên nhân mà được che chở, tính sai không nhân hoạn vậy, cho nên đến lúc lâm chung tâm thức chẳng đến được thế gian vị lai, thường ngăn trở lo lắng vậy.

Chẳng có thân vị lai từ xứ khác đến, che chở, tính sai không nhân hoạn vậy. Như thầy tụng làm nhân, làm cho đệ tử được kia chẳng thể nói, điều ấy tức là lại chẳng thể nói.

Vì một hướng khác, như thế lúc lâm chung tâm thức làm nhân, cho nên được sanh tâm thức của thân sau, mà tâm thức kia chẳng thể nói một mà cũng chẳng thể nói khác, lại cũng chẳng lìa khỏi kia, lại cũng chẳng phải kia.

Như thế từ ánh sáng sanh ra sáng, từ dấu sanh dấu, từ kiếng sanh hình, từ tiếng sanh âm hưởng, từ Mặt Trời từ minh châu sanh ra lửa, từ hạt sanh mầm giống như hạt lựu và quả xoài v.v... như miệng sanh nước dãi, như thế các pháp chẳng gọi là kia, chẳng gọi khác kia. Như thế tất cả các pháp nhân duyên, chuyển hay không chuyển, có những người trí phải nên rõ biết.

Trong đó có các ấm, cho nên nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức kia thác sanh tức các ấm diệt. Nhân kia ấm diệt, tướng sau sanh giống, mà thật chẳng có một mảy may pháp từ đây đến kia.

Đây nghĩa là thế gian tiệm thứ vậy, do nghĩa này nên tất cả thế gian vô thường bất tịnh, khổ, vô ngã v.v … hay nên quán sát những việc như vậy, ở nơi các pháp chẳng sanh nghi hoặc.

Vì chẳng sanh nghi hoặc nên chẳng sanh nhiễm, không sanh nhiễm cho nên không sanh đắm trước, không sanh đắm trước cho nên chẳng thèm khát, chẳng thèm khát cho nên chẳng tạo ra nghiệp.

Vì không có nghiệp nên không có thủ, chẳng có thủ nên chẳng tạo ra hữu và hành. Vô hữu và hành cho nên lại chẳng sanh, vì không có sanh cho nên không có tất cả thân tâm để khổ.

Như thế không tạo ra năm loại nhân vậy, liền ở nơi ấy không có bảy loại quả. Vì không có quả nên gọi là giải thoát, nếu làm như vậy tức thành chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thường, chẳng đoạn, hữu biên, vô biên như thế mà rõ.

Trong ấy có kệ:

Chẳng thấy vô duyên sanh

Quyết định nghĩa này chánh

Ở nơi việc lành thay

Cho nên không bị đoạn

Trong đó không chỗ diệt

Lại cũng chẳng chỗ Tăng

Nên thấy lý như thật

Tùy hình và như kia.

***