Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

CHƯƠNG PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

CỦA KINH HOA NGHIÊM

Giảng giải: Sa Môn Pháp Tạng, Đời Đường
 

PHÀM LỆ
 

Chương này có bổn riêng, mà văn phần nhiều sai lầm, câu chữ lại thiếu sót. Nay dùng các bổn Mai Vĩ Nam Đô, thuận theo nghĩa, tham cứu, hiệu đính, sửa đổi. Chuốt bút không phải ý riêng. Thường gặp phải văn có đầu mối hệ thuộc khác lớn.

Pháp giới nghĩa cảnh nói: Chương Bồ Đề Tâm của Đại Sư Hương Tượng chép: Môn pháp giới quán, vì để nói về tướng phát tâm, nên chương này nói về phần bốn, biểu thị trong đức có năm môn: Từ quán chân không thứ nhất cho đến quán hàm dung phổ biến, hoàn toàn nêu văn quán kia mà thôi.

Lại, như Viên siêu sớ sao lục, nghĩa cốt yếu của tông Hoa Nghiêm bất động, siêu việt hẳn truyền đăng lục của các nước phương Đông và Tạng Mục Chùa Cao Sơn v.v…, đều tiêu biểu là do Hiền Thủ soạn. Đời có riêng đề là chương Hoa Nghiêm Tam Muội, nhưng văn ấy rất giống với chương này.

Nay, cho là do sự ngộ nhận của người hậu học, biên tập tàn dư của chương hiện nay, làm chương Tam Muội ấy ư?

Nên dò xét Huyền ký, nói có mười lớp.

Duy Thức chép: Từ trước đến nay đã nói đều y cứ vào giáo, y cứ giải mà nói.

Nếu y cứ vào quán hạnh, thì cũng có mười lớp, như trong quyển Hoa Nghiêm Tam Muội nói: Nhưng khảo sát thế gian đề là Tam Muội chương ấy, vì đều không có văn kia, nên biết được văn kia chẳng phải đối với sự dò xét chỉ thị của Huyền ký, tất nhiên là vậy.

Niên hiệu Chánh Đức năm thứ tư, viện Man Đà La, núi Nạp cẩm lăng.
 

CHƯƠNG PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

CỦA KINH HOA NGHIÊM
 

Biên soạn: Sa Môn Pháp tạng, Chùa Ngụy Quốc ở phía Tây.

Thứ nhất, phát tâm.

Thứ hai, phân biệt giáo.

Thứ ba, chỉ rõ lỗi.

Thứ tư, biểu dương đức.

Trong phần đầu, hỏi rằng:

Thế nào là phát tâm bồ đề?

Đáp: Theo Luận Khởi Tín, có ba thứ tâm:

Trực tâm: Chánh niệm, pháp chân như.

Thâm tâm: Vì thích tu tất cả các hạnh lành.

Tâm đại bi: Vì cứu độ tất cả chúng sanh đau khổ.

Dựa vào ba tâm này, đều xoay vần mở ra mười môn:

Y cứ vào tâm ngay thẳng đầu tiên, có mười tâm:

Tâm rộng lớn: Nghĩa là thệ nguyện quán tất cả pháp đều như như.

Tâm rất sâu: Nghĩa là thệ nguyện quán chân như, phải cùng tận nguồn đáy.

Tâm phương tiện: Nghĩa là phương tiện, tìm cầu, lựa chọn thú hướng về chân.

Tâm kiên cố: Nghĩa là giả thuyết gặp khổ cùng cực, vì ưa thích thọ tâm quán này, không lìa bỏ.

Tâm vô gián: Nghĩa là quán lý chân như này, vì cũng tận mé vị lai, không giác biết thời gian lâu kia.

Chiết phục tâm: Nghĩa là nếu quên nghĩ nhớ, phiền não tạm khởi, thì liền giác sát, chiết phục, khiến cho cùng tận, vì muốn cho quán, tâm nối tiếp nhau.

Tâm khéo léo: Nghĩa là quán chân lý không trở ngại, tùy thuận theo sự, khéo tu muôn hạnh.

Tâm không hai: Nghĩa là lý, sự đã hoàn toàn dung thông, không hai, lại khiến cho sự toàn lý, vì tức nhập lẫn nhau.

Tâm viên mãn: Nghĩa là đốn quán pháp giới, toàn một, toàn nhiều, đồng thời hiện rõ, không chướng, không ngại.

Thứ hai, trong tâm sâu xa cũng có mười tâm:

Tâm rộng lớn: Nghĩa là đối với tất cả hạnh môn trong khắp pháp giới, vì thề sẽ tu tập, học tập.

Tâm tu hành: Nghĩa là đối với biển hạnh vô biên này, tùy duyên mà tu tạo.

Tâm rốt ráo: Nghĩa là hễ đã tu học, thì sẽ thành tựu, cho đến bồ đề.

Tâm chịu khổ: Nghĩa là nhẫn chịu nỗi khổ lớn, tu các hạnh khó thực hành, không cho là khó.

Không có tâm nhàm chán: Đốn tu nhiều hạnh, vì tâm không nhàm chán.

Tâm không mỏi mệt: Đối với mỗi công hạnh khó khăn, vì trải qua nhiều thời gian, thường mạnh mẽ, kiên cường, không biết mệt mỏi.

Tâm thường: Đối với mỗi hạnh, đều thực hành tận mé vị lai, vì các niệm nối nhau, thường không đứt quãng.

Tâm không cầu quả báo: Vì tu các hạnh này, tâm không mong cầu quả báo người, Trời, nhị thừa.

Tâm vui mừng: Thường tu các công hạnh, vì thích hợp với tâm vốn cầu, đều rất hoan hỷ.

Tâm không điên đảo: Tất cả công hạnh đã tu, đều lìa hai ngã, cùng dứt hẳn ba luân.

Thứ ba, trong tâm đại bi cũng có mười tâm:

Tâm rộng lớn: Vì đối với tất cả chúng sinh, đều lập thệ nguyện sẽ độ thoát chúng sinh.

Tâm vượt trội hơn hết: Hóa độ chúng sinh kia, vì chủ yếu sẽ được quả vị Phật.

Tâm phương tiện khéo léo: Dùng pháp phương tiện khéo léo, mong cứu độ chúng sinh, sẽ được thành thục.

Tâm chịu đựng gian khổ: Vì chịu đựng, thay thế tất cả chúng sinh, cam chịu mọi nỗi khổ lớn.

Tâm không nhàm chán: Đối với mỗi chúng sinh khó hóa độ, vận dụng nhiều phương tiện để giáo hóa không hề nhàm chán.

Tâm không mỏi mệt: Vì hóa độ chúng sinh khó hóa độ, nên gánh vác nỗi khổ của chúng sinh, không cho là mệt nhọc.

Tâm thường: Đối với mỗi chúng sinh, vì cùng tận mé vị lai, mỗi niệm vô gián, không thôi dứt.

Tâm không mong cầu trả ơn: Vì làm nhiều lợi ích rộng lớn cho các chúng sinh, sau cùng, không hy vọng trả ơn.

Tâm hoan hỷ: Khiến chúng sinh khi được yên vui, đều làm cho được thú vui của vủa Chuyển Luân, Đế Thích, Phạm Thiên, cho đến niềm vui của Nhị Thừa và Niết Bàn v.v…

Tâm không điên đảo: Vì không thấy có chủ thể hóa độ, đối tượng hóa độ.
 

THỨ HAI

PHÂN BIỆT GIÁO
 

Hỏi: Chúng sinh tu hành phải nương vào thọ trì Thánh giáo, mới thành hạnh phải không?

Hay phải bỏ giáo pháp, thì hạnh mới thành?

Đáp: Giải thích chung về nghĩa này, lược có mười loại chúng sinh:

Có chúng sinh, vốn không nhận thức giáo, lìa bỏ lời Thánh, tự tâm luống dối, hoặc theo bạn tà, trái với giáo tu hành để làm chỉ yếu của tâm, bề ngoài tỏ ra oai nghi, bên trong thật ra mục nát, khéo léo mê hoặc, lừa dối, là bè đảng của ma, đây là người rất độc ác.

Có chúng sinh cũng trái với Thánh giáo, không đọc tụng Kinh Sách, chỉ dùng tâm chân chất ngay thẳng, theo đuổi người xảo trá trước kia, cho là con đường xuất yếu, siêng năng tu hành khổ hạnh, cuối cùng không được ích lợi. Người này dù vượt hơn hạng người trước, nhưng cũng không phải người tốt.

Hai hạng người trên đây đều bỏ Thánh giáo, không được nghĩa lý.

Tự có chúng sinh nghe nói hai hang người trước trái với giáo, gây tổn thương, tức thì chỉ đọc lời Bậc Thánh nói, không hiểu ý, nghĩa, chẳng biết tu hành, chỉ dùng tính xảo trá, bên cạnh nương tựa Thánh giáo, để cầu danh mưu lợi, trái với Kinh Giáo mà mình đã đọc tụng, thuận theo giả dối, trái lại với chân. Người này dù không phủ nhận lời Bậc Thánh nói, tuy nhiên cũng chưa phải là người tốt.

Có chúng sinh dù thọ trì, đọc tụng, nhưng chỉ chạy theo câu văn, không biết nghĩa lý, không hiểu tu hành, chỉ dùng tâm ngay thẳng đọc tụng làm nghiệp, mặc dù không điêu ngoa, xảo trá, vượt hơn người trước, nhưng cũng chẳng phải rốt ráo.

Hai hạng người trên, đều không từ bỏ Thánh giáo, nhưng không được nghĩa lý.

Có chúng sinh đọc tụng Thánh giáo, phân tích hiểu biết, thực hành, tùy thuộc ở năng lực tu hành, đọc nhiều câu văn, có chút tu hành, dù là người tốt, nhưng cũng chưa trọn vẹn.

Tự có chúng sinh tìm rộng Thánh giáo, biết khắp giải, hạnh, tu dần lời Bậc Thánh, thuận theo giáo tu hành, nhận lấy ý chuyên tu, không còn đọc nhiều. Người này mặc dù trội hơn người trước, nhưng cũng chưa phải người cuối cùng.

Có chúng sinh thọ trì Thánh giáo, lãnh hội sâu sắc ý Thánh giáo kia, mất nôm, được cá, chỉ xem trọng tu hành, không còn tìm tòi lời nói. Mặc dù từ bỏ chiếc nôm giáo, nhưng cũng chưa phải rốt ráo.

Có chúng sinh tìm tòi giáo pháp được chỉ thú, biết tất cả pháp tánh đều như thế. Cho nên, đối với văn tự giáo pháp, cũng không đợi lìa bỏ. Gìn giữ giáo pháp thuận xứng này thì đó là chánh hạnh.

Ở đây, dù không từ bỏ giáo mà được chân, cũng chưa phải rốt ráo.

Có chúng sinh thường thọ trì ngôn giáo của xứng tánh, bèn được giáo pháp, không từ bỏ, không chấp mắc, thường quán chân lý dứt bặt nói năng, mới được về lý cũng không bỏ, cũng không ngưng đọng vì đều khởi hai hạnh.

Kinh nói: Thánh nói pháp Thánh, yên lặng là việc kia.

Ở đây, dù hai hạnh sự vô ngại, lý đều khởi nhưng, nhưng cũng chưa phải rốt ráo.

Có chúng sinh tìm tòi giáo pháp được chân, hội nhập lý giáo vô ngại, vì thường quán lý mà không gây trở ngại cho việc duy trì giáo, vì thường tụng tập mà chẳng trở ngại cho quán không. Đây là lý giáo đều dung hợp thành một quán, mới là rốt ráo.
 

THỨ BA

LÀ CHỈ RÕ LỖI
 

Hỏi: Sắc, không, không, sắc là tức nhau, hay là không tức nhau?

Đáp: Có hai môn:

Chỉ rõ lỗi.

Biểu dương đức.

Thứ nhất, trong phần chỉ rõ lỗi, có bốn câu, nghĩa là tức cũng không được, chẳng tức cũng không thể phi tức cũng không được, đều có cũng không được, đều phi cũng không được.

Trong phần đầu có hai, gọi là y cứ nhân và pháp. Y cứ vào nhân có bốn câu.

Nếu sắc tức không thì có hai lỗi lầm:

Lỗi phàm mê đồng với Thánh, vì phàm phu thấy sắc tức là không.

Lỗi trí Thánh đồng với phàm. Vì chân không đã chứng, tức là phàm thấy sắc.

Nếu không tức sắc, cũng có hai lỗi:

Lỗi Thánh lẽ ra đồng với phàm, vì thấy sắc vọng.

Lỗi phàm lẽ ra đồng với Thánh, vì thấy chân không.

Y cứ vào bốn câu của pháp: Nếu sắc tức không, thì lại có hai lỗi:

Lỗi làm hư hoại Tục Đế, vì mầu xanh, vàng, v.v… tức là chân không, thì không có tục riêng.

Lỗi làm hư hoại chân đế. Đã dùng tướng xanh, vàng, v.v… làm chân không, thì chẳng có chân không riêng.

Nếu không tức sắc, thì cũng có hai lỗi:

Lỗi hoại chân đế cho không là xanh, vàng, v.v… vì chẳng có chân không.

Lỗi làm hoại Tục Đế dùng chân không làm sắc, vì không có sắc vọng.

Thứ hai, không phải tức, thì cũng không được, cũng có hai lỗi.

Y cứ theo nhân có bốn câu, nếu sắc không là tức không, thì sẽ có hai lỗi:

Lỗi phàm mê không thành, vì sắc đã nhìn thấy chẳng phải luống dối.

Lỗi phàm không ngộ Thánh, vì sắc giả dối đã nhìn thấy, cách xa với chân không.

Nếu không chẳng tức sắc, thì cũng có hai lỗi:

Lỗi Thánh trí không thành, vì không ngoài việc chấp sắc thì chẳng phải chân không.

Lỗi Thánh không từ phàm vì không khác với sắc vọng, nên Thánh tự là Thánh.

Y cứ năm pháp, có bốn câu: Nếu sắc không tức không, cũng có hai lỗi:

Lỗi hoại Tục Đế, do sắc không chẳng có tánh, nêu chờ đợi duyên không được có.

Lỗi làm hoại chân đế, do không hội sắc về không, nên chẳng có chân không.

Nếu không chẳng tức sắc, thì cũng có hai lỗi:

Lỗi phá hoại chân đế, do đoạn không chẳng phải sắc, vì lý chẳng phải chân.

Lỗi làm hư hoại Tục Đế, do không chẳng phải sắc, vì vọng chẳng có tự thể.

Thứ ba, vừa có thể, vừa không có thể, nghĩa là nếu sắc tức không, thì chẳng tức không, không tức sắc, thì chẳng tức sắc, cũng có hai lỗi: Đầu tiên, y cứ thep nhân có hai lỗi:

Lỗi phàm, Thánh lẫn lộn.

Lỗi mê, ngộ không thành.

Tiếp theo, y cứ vào pháp cũng có hai lỗi:

Lỗi hai đế lẫn lộn.

Lỗi hai đế không thành.

Suy nghĩ có thể thấy rõ.

Thứ tư, đều phi cũng không thể: Nếu sắc chẳng phải không, chẳng phải bất không.

Không chẳng phải sắc, chẳng phải chẳng là sắc: Cũng có hai lỗi, y cứ vào nhân có hai lỗi:

Lỗi mê không có lúc ngộ Thánh. Ngộ không từ phàm.

Lỗi phàm, Thánh lẫn lộn, hai vị đều hư hoại.

Y cứ theo pháp cũng có hai lỗi:

Lỗi hai đế đều khác, đều không thành.

Lỗi hai đế lẫn lộn, lỗi của pháp thể, suy nghĩ sẽ thấy.
 

THỨ BỐN

LÀ BIỂU DƯƠNG ĐỨC
 

Tự có năm môn:

Quán chân không.

Quán sự lý vô ngại.

Quán khắp nghiêng lệch, gồm chứa dung thông.

Mười môn chỉ, quán trong, chương sắc không.

Nghĩa của sự lý viên dung.

Thứ nhất là pháp quán chân không, trong đó lược nêu ra mười môn của bốn câu:

Quán hội sắc quy không.

Nói quán không tức sắc.

Quán không, sắc chẳng có trở ngại.

Quán dứt hết không có gởi gắm.

Y cứ vào môn đầu, chia làm bốn:

Sắc chẳng tức không, vì tức là không.

Vì sao?

Sắc không tức đoạn không, chẳng phải là không.

Vì sắc nêu thể là chân không, nên nói rằng, vì tức không, vì tức là chân không, nên chẳng phải đoạn không, cho nên nói: Vì là không, nên chẳng phải không.

Sắc chẳng phải tức không, vì tức là không.

Vì sao?

Vì tướng xanh, vàng chẳng phải là lý chân không, nên nói rằng chẳng phải tức không. Nhưng vì các mầu xanh, vàng không có tự thể, chớ chẳng phải đều không, nên nói tức không.

Bởi cái không của sắc xanh, vàng không có tự thể, chẳng phải tức xanh, vàng nên nói rằng: Chẳng phải tức không. Sắc chẳng tức không.

Vì sao?

Vì trong không vô sắc, nên chẳng tức không. Vì hội sắc vô thể, cho nên tức không. Bởi hội sắc về không, trong không tất nhiên không có sắc. Cho nên, do sắc, không, nên sắc chẳng phải không.

Ba câu trên, dùng pháp lựa chọn tình xong.

Sắc tức là không.

Vì sao?

Vì hễ phàm là sắc pháp, thì tất nhiên chẳng khác với chân không, vì các sắc pháp, tất nhiên không có tánh. Cho nên sắc tức là không, như sắc, không đã như thế, thì tất cả pháp cũng như vậy, hãy suy nghĩ.

Thứ hai, là nói không tức quán sắc: Trong đó cũng có bốn môn:

Không chẳng tức sắc, vì không tức là sắc.

Tại sao?

Vì đoạn không chẳng phải tức là sắc, nên nói rằng: Không phải sắc, vì chân không, tất nhiên chẳng khác với sắc, nên nói rằng: Không tức là sắc. Cho nên chủ yếu vì chân không tức là sắc.

Nhưng chân không chẳng phải mầu xanh, vàng, tất nhiên chẳng khác với xanh, vàng, cho nên nói: Không tức sắc, chủ yếu là vì do chẳng khác với mầu xanh, vàng, không tức xanh, vàng, nên nói: Không tức sắc, chẳng tức sắc.

Không chẳng tức sắc, vì không tức là sắc, vì sao?

Vì lý không chẳng phải xanh, vàng.

Cho nên nói: Không tức là sắc, chủ yếu là do chẳng khác với mầu xanh, vàng, chẳng tức xanh, vàng, nên nói: Không tức sắc, chẳng tức sắc.

Không chẳng tức sắc, vì không tức là sắc.

Vì sao?

Vì không là đối tượng nương tựa, chẳng phải chủ thể nương tựa, nên không tức là sắc, tất nhiên vì có đối tượng nương tựa với chủ thể nương tựa, nên tức là sắc. Bởi là đối tượng nương tựa, nên không tức sắc, vì là đối tượng nương tựa, nên tức là sắc. Bởi là đối tượng nương, nên chẳng tức sắc. Vì là đối tượng nương tựa, cho nên tức là sắc.

Thế nên nói: Do không tức sắc, nên tức là sắc.

Ba câu trên, cũng dùng pháp phân biệt với tâm đã xong.

Không tức là sắc.

Vì sao?

Vì hễ là chân thông, thì tất nhiên chẳng khác với sắc, vì lý vô ngã của pháp này chẳng phải đoạn diệt. Cho nên, không tức là sắc như không sắc đã như thế, thì tất cả pháp đều như thế, hãy suy nghĩ, có thể biết.

Thứ ba, là quán sắc không vô ngại. Nghĩa là sắc nêu thể chẳng khác với không, vì hoàn toàn là không tận sắc, tức sắc chẳng cùng tận không hiện. Không nêu thể chẳng khác với sắc, vì hoàn toàn là sắc của tận không, nên tức không, tức sắc mà không không che giấu. Cho nên, Bồ Tát quán sắc đều thấy không. Quán không đều thấy sắc, không có chướng, không có trở ngại, là pháp một vị, suy nghĩ có thể thấy.

Thứ tư, quán dứt bặt không có gởi gắm: Nghĩa là chân không, đối tượng quán này, chẳng thể nói tức sắc, không tức sắc, cũng chẳng thể nói, tức không, không tức không, tất cả pháp đều không thể, không thể cũng không thể. Ngữ này cũng không thọ. Dứt hẳn không có gởi gắm, không phải kịp nói, không phải giải đã đến, đây gọi là cảnh hành.

Vì sao?

Vì sinh tâm, niệm động, thì trái với pháp thể, mất chánh niệm. Lại, tám môn của hai câu đầu trong bốn câu trước, đều lựa chọn tâm, làm sáng tỏ giải.

Câu thứ ba, là một môn giải chung hạnh thú hướng.

Câu thứ tư, là một môn chánh thành thể hạnh. Nếu không nói sáng suốt giải trước, thì không do đầu theo đuổi thành hạnh này. Nếu không hiểu pháp hạnh này, dứt hẳn giải trước kia, thì sẽ không lấy gì để hoàn thành chánh giải kia. Nếu chấp chặt giải không bỏ, thì sẽ không do đâu để nhập chánh này. Cho nên, hạnh do giải thành, hạnh khởi thì giải dứt bặt.

Thứ hai, là quán sự lý vô ngại.

Nghĩa là sự lý dung thông còn, mất, thuận, nghịch, có chung mười môn:

Môn lý khắp ở sự: Lý tánh, chủ thể khắp, không có phân chia giới hạn. Phần vị khác nhau của sự đã khắp, trong mỗi sự, lý đều hoàn toàn cùng khắp, chẳng phải phân chia khắp.

Vì sao?

Vì chân lý kia không thể phân tích. Cho nên, mỗi hạt bụi li ti đều gồm thâu vô biên chân lý đều tròn đủ.

Sự khắp ở lý môn: Nghĩa là sự của năng biến là có phân chia giới hạn. Lý của đối tượng khắp, chủ yếu là không có phân chia giới hạn. Đây là sự có phân chia giới hạn đối với lý không có phân chia giới hạn, hoàn thể, trở lại như lý.

Cho nên một hạt bụi không hư hoại, vậy nên suy nghĩ có thể biết. Đây là môn khắp hoàn toàn, vượt tình, lìa kiến, ví dụ thế gian chẳng thể so sánh, như biển cả hoàn toàn ở trong một lượn sóng mà biển chẳng phải nhỏ, như một làn sóng nhỏ vỗ khắp một vòng trên biển cả, mà sóng không phải to. Đồng thời khắp hoàn toàn ở các làn sóng, mà biển chẳng phải khác, đều cùng thời điểm, đều vỗ quanh một vòng trên biển cả, mà sóng chẳng phải một.

Lại khi biển cả hoàn toàn khắp một làn sóng, chẳng trở ngại nêu cử thể, hoàn toàn khắp nơi các lượn sóng. Một sóng khi hoàn toàn vòng quanh biển cả, thì các làn sóng cũng đều vỗ hoàn toàn một vòng biển cả. Các lượn sóng cũng đều hoàn toàn vỗ giáp vòng không trở ngại nhau, cứ suy nghĩ sẽ biết.

Hỏi: Về lý, đã toàn thể khắp một hạt bụi, vì sao chẳng phải nhỏ. Đã không đồng với hạt bụi mà nhỏ thì đâu được nói là toàn thể khắp một hạt bụi. Lại, một hạt bụi, toàn vòng đối với lý tánh.

Vì sao chẳng phải to?

Nếu không đồng với lý mà rộng lớn thì đâu thể khắp hoàn toàn nơi lý tánh?

Đã trở thành nghĩa mâu thuẫn, thì rất trái nhau?

Đáp: Sự lý đối nhau, vì đều chẳng phải một, khác, nên được gồm thâu hoàn toàn mà không hoại bản vị.

Lý trước đối sự, có bốn câu:

Vì chân lý và sự chẳng phải khác, nên toàn thể chân lý ở trong một sự.

Vì chân lý và sự chẳng phải một, nên lý tánh thường vô biên tế.

Vì chẳng phải một tức là chẳng phải khác, nên lý tánh vô biên hoàn toàn ở một hạt bụi.

Vì chẳng phải khác, tức là chẳng phải một.

Lý tánh của một hạt bụi không có phân chia giới hạn.

Tiếp theo, vì sự đối với lý cũng có bốn câu:

Vì pháp sự và lý chẳng phải khác, nên một trần toàn vòng đối với lý tánh.

Vì pháp sự và lý chẳng phải một, nên không hoại ở một hạt bụi.

Vì chẳng phải một tức chẳng phải khác, nên quanh một hạt bụi nhỏ có vô biên chân lý.

Vì chẳng phải khác, tức vì chẳng phải một nên vòng vô biên lý mà hạt bụi không lớn, suy nghĩ, có thể biết.

Hỏi: Lý tánh vô biên, khi hoàn toàn khắp một hạt bụi, chỗ các sự ngoài là có lý tánh hay không?

Nếu ngoài trần có lý thì chẳng phải toàn thể khắp một hạt bụi.

Nếu ngoài trần không có lý thì chẳng phải toàn thể khắp tất cả sự, nghĩa rất trái nhau?

Đáp: Vì một lý tánh dung thông, vì nhiều sự không có ngăn ngại, nên được hoàn toàn ở trong, mà hoàn toàn ở ngoài, không có trở ngại.

Cho nên, đều có bốn câu, trước y cứ bốn luận chứng của lý:

Vì khi toàn thể lý tánh ở trong tất cả sự không trở ngại toàn thể ở chỗ một hạt bụi. Cho nên, ở ngoài tức ở trong.

Vì khi toàn thể ở trong một hạt bụi, không trở ngại toàn thể ở chỗ sự khác. Cho nên ở trong tức ở ngoài.

Vì tánh không hai, đều hoàn toàn ở trong tất cả, cho nên vừa ở trong, vừa ở ngoài.

Vì tánh không hai, chẳng phải tất cả. Cho nên chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài.

Ba câu trước, nói chẳng phải khác với tất cả pháp. Một câu này nói chẳng phải là một với tất cả pháp. Bởi chẳng phải một, chẳng phải khác, nên trong ngoài không có trở ngại.

Tiếp theo, là y cứ vào sự có bốn câu:

Khi một sự toàn vòng ở lý, không trở ngại, thì tất cả pháp, sự cùng toàn vòng, cho nên, ở trong ở ngoài.

Khi tất cả pháp, sự đều giáp vòng ở lý không trở ngại, thì một hạt bụi cũng toàn vòng. Cho nên, ở ngoài tức ở trong.

Vì các pháp sự đồng thời đều giáp vòng. Cho nên, hoàn toàn ở trong, cũng hoàn toàn ở ngoài, không có chướng ngại.

Vì các pháp sự đều không hư hoại, nên pháp sự kia đây đối chiếu chẳng phải trong, cũng chẳng phải ngoài, suy nghĩ có thể biết.

Y cứ vào môn lý thành sự: Nghĩa là sự không có tự thể riêng, mà chủ yếu là do chân lý mới được thành lập, vì các duyên khởi đều không có tự tánh, nên do lý vô tánh, thì sự mới hoàn thành, nên như sóng nắm lấy nước để trở thành dao động. Nước đối chiếu với sóng, mà có thể thành lập, nên y chỉ Như Lai tạng mà có được các pháp, phải biết cũng vậy. Suy nghĩ, có thể biết.

Một sự có thể làm sáng tỏ lý. Nói là vì do sự nắm lấy lý, thì sự giả dối mà lý thật. Vì sự giả dối, nên lý trong toàn sự vượt trội, hiện bày ra, cũng như tướng sóng giả, khiến cho thể nước lộ rõ. Phải biết rằng, đạo lý trong đây cũng như vậy, hãy suy nghĩ có thể biết.

Môn dùng lý đoạt sự. Nói là sự đã nắm lấy lý mà thành, tức là khiến sự tướng đều cùng tận, chỉ một chân lý bình đẳng hiện rõ, vì lìa chân lý, thì không có chút việc nào để được, như nước nhiếp lấy sóng, sóng đều tan hết. Đây tức là nước còn, đã hủy hoại sóng khiến cho tiêu tan hết.

Môn sáu sự có thể che giấu lý: Nghĩa là chân lý tùy duyên, trở thành các pháp sự. Tuy nhiên pháp sự này đã trái với lý, nên khiến sự làm sáng tỏ lý không hiện, như nước thành sóng, động thì hiển, tĩnh thì ẩn.

Kinh nói: Vì pháp thân trôi lăn trong năm đường, gọi là chúng sinh, nên pháp thân hiện thời của chúng sinh không thể hiện.

Môn chân lý tức sự: Hễ là chân lý, thì tất nhiên chẳng phải ngoài sự, vì lý vô ngã của pháp, nên sự tất nhiên dựa vào lý, vì lý giả không có thể, cho nên lý này, nêu thể đều là sự, mới là chân lý, như nước tức sóng không chao động mà vì chẳng phải ẩm ướt, nên tức nước là sóng, suy nghĩ, có thể biết.

Môn pháp sự tức lý: Nói là pháp sự duyên khởi, tất nhiên không có tự tánh. Vì không có tự tánh nêu thể tức chân, nên nói là chúng sinh tức như, không đợi diệt. Vì tướng chao động của sóng, nêu thể tức nước, nên chẳng có tướng khác.

Môn chân lý chẳng phải sự, nghĩa là lý của tức sự, mà chẳng phải sự. Vì chân, vọng khác, vì thật, chẳng phải hư giả, vì đối tượng y chỉ, chẳng phải chủ thể y chỉ, như nước tức là sóng, chẳng phải sóng, vì chao động, ẩm ướt khác nhau.

Môn pháp sự chẳng phải lý. Nói là sự toàn lý, sự thường chẳng phải lý, vì tánh tướng khác nhau. Vì chủ thể y chỉ, chẳng phải đối tượng y chỉ. Cho nên nêu thể toàn lý mà sự tướng y như vậy, như sóng của hoàn toàn nước, sóng thường chẳng phải nước, vì nghĩa dao động, chẳng phải ẩm ướt.

Mười nghĩa trên đây, đồng một duyên khởi, y cứ vào lý, đối chiếu với sự thì có thành, có hoại. Có tức, có ly. Sự hướng về lý, có hiển, có ẩn, có một, có khác, trái, thuận tự tại, không có chướng, không có ngại, đồng thời khởi tức khắc, suy nghĩ sâu, khiến quán thể hiện sáng suốt, đây tức là quán sự, lý viên dung vô ngại.

*