Giaùo duïc cuûa Ñöùc Phaät laø giaùc ngoä töï taùnh
Kinh Ñieån Phaät Thuyeát vieân maõn ñuùng nghóa laø hoïc taäp vaø chuyeân tu

daitangkinh.vn

CHÚ GIẢI PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC

Chú giải: Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ
 

XỨNG TÁNH CỰC ĐÀM,

NHƯ LAI CHÁNH THUYẾT
 

Hoa Nghiêm, Pháp Hoa đều là giáo pháp viên đốn xứng tánh, nhưng chỗ quy thú của chúng lại nằm trong Kinh này.

Ngẫu Ích Đại Sư khen ngợi Kinh này như sau: Dứt bặt đối đãi một cách viên dung chẳng thể nghĩ bàn. Áo tạng của Hoa Nghiêm, bí tủy của Pháp Hoa, tâm yếu của hết thảy Chư Phật, kim chỉ nam cho muôn hạnh Bồ Tát đều chẳng ra khỏi Kinh này. Do vậy, Kinh này được xưng tụng là lời bàn luận xứng tánh đến mức cùng cực, xứng tánh cực đàm.

Thêm nữa, trong tác phẩm Vô Lượng Thọ Kinh Bình Giải, Thầy Ðạo Ẩn người Nhật nhận định: Hiện tại nay là đời ngũ trược, lúc tạo ác. Cho nên khó tu một thứ Thánh Đạo vì sẽ gặp nhiều chướng nạn.

Chỉ riêng pháp môn này chí viên, cực đốn, lại còn giản dị, thẳng chóng. Chánh Thuyết xuất thế nằm riêng một mình trong Kinh này. Cả một đời thuyết pháp quy về Kinh này, như các dòng nước xuôi về bể cả.

Do vậy, bảo rằng: Trăm vạn A tăng kỳ nhân duyên phát khởi Kinh Hoa Nghiêm, một đại sự nhân duyên thành Kinh Pháp Hoa cũng chỉ là nguồn gốc của pháp này.

Có nghĩa là: Cả hai Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa chỉ là pháp dẫn đường cho Kinh này. Kinh này thật là chỗ chỉ quy của cả Ðại Tạng Giáo. Cuối Kinh Hoa Nghiêm, Mười Đại Nguyện Vương của Phổ Hiền Đại Sĩ dẫn về Cực Lạc, đủ để chứng minh cho nhận định trên. Thánh Giáo như chiên đàn, miếng nào cũng thơm.

Pháp nào cũng viên đốn, vốn chẳng cao thấp. Chỉ vì chúng sanh cấu nặng, chướng sâu, tâm thô, trí hèn, đói gặp cỗ Vua mà chẳng dám ăn. Chỉ một pháp trì danh trong Kinh này mới là đạo dễ hành, ai cũng tu được.

Chương Ðại Thế Chí Viên Thông chép: Tịnh niệm tương kế, tự đắc tâm khai, chính là tâm phàm phu khai tri kiến Phật. Ðến như kẻ căn khí cạn cợt chỉ cần chí tâm tin ưa, nguyện sanh cõi kia, dẫu chỉ mười niệm, lúc mạng sắp hết, được Phật nhiếp thọ, liền sanh về Cực Lạc.

Hoa nở gặp Phật, ngộ nhập vô sanh, kỳ diệu, nhanh chóng không chi hơn nổi. Hết thảy chúng sanh do pháp này đắc độ, xứng hợp bổn hoài của mười phương Như Lai. Kinh này lại tuyên dương pháp chân thật thuần nhất của Như Lai chẳng quyền biến, cong quẹo nên gọi là chánh thuyết.

Lại nữa, Thế Tôn xứng hợp bổn tánh trao bày hết cả ra, chẳng chút mảy may giấu diếm nên gọi là xứng tánh. Hết thảy hàm linh đều nhân đây được độ thoát, thật là bàn luận xứng tánh đến cùng tột nên gọi là xứng tánh cực đàm.

***